Đối tác
Updatetap chi suc khoeNghiên cứumediaDiễn đàn NursetabtelemedicineNURSE TVO2 tivisức khỏe cộng đồngĐăng ký thành viêntap chi y hoc thuc hanhonis
Quảng cáo
adminQuảng cáo2Shop xì gà Hà Nội
Hỏi đáp sức khỏe thường gặp

Phòng ngừa và điều trị ung thư vú như thế nào ?

Phòng ngừa và điều trị ung thư vú như thế nào ?
Phòng ngừa và điều trị ung thư vú như thế nào ?

Ung thư vú là một trong những bệnh có tiên lượng tốt, có thể chữa được khỏi nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm. Có nhiều phương pháp điều trị với mục tiêu bảo toàn nhiều nhất có thể các mô lành và loại bỏ tổ chức ung thư. Việc quyết định điều trị phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, tình trạng thụ thể nội tiết, tuổi tác, thể trạng của bệnh nhân.

Điều trị và phòng ngừa ung thư vú
Một ca phẫu thuật điều trị ung thư vú ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương. Ảnh: Ngọc Dung

Phẫu thuật: Là phương pháp chính điều trị ung thư vú, bao gồm: Phẫu thuật từ lấy rộng khối u đối với giai đoạn sớm đến phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến vú triệt căn. Khi phẫu thuật lấy rộng khối u thì bắt buộc phải kết hợp với điều trị tia xạ sau mổ.

Điều trị tia xạ: Phẫu thuật kết hợp với điều trị tia xạ là phương pháp điều trị đối với ung thư vú. Điều trị tia xạ là nhằm mục đích phá hủy tế bào ung thư bằng cách ngăn chặn khả năng nhân lên của tế bào.

Điều trị hóa chất và nội tiết: Hóa trị liệu có tác dụng tiêu diệt các tế bào còn sót lại sau phẫu thuật hoặc tiêu diệt các vi di căn tiềm tàng.

Phẫu thuật tạo hình: Để đảm bảo thẩm mỹ cho người bệnh, bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ sẽ lựa chọn một vú giả bằng chất tổng hợp hoặc những chất liệu hiện đại để tạo hình lại bên vú đã lấy bỏ. Có thể dùng ngay da thịt của cơ thể ở vùng khác để tạo thành một vú mới, gọi là tái tạo vú bằng các vạt da có mạch máu.

Ngoài ra, công tác chăm sóc làm giảm các tác dụng phụ của điều trị cũng như nâng đỡ về tinh thần cho người bệnh cũng rất quan trọng giúp người bệnh nhanh chóng trở về với cuộc sống bình thường.

Chủ động phòng ngừa

Tất cả mọi người đều có khả năng mắc bệnh ung thư vú. Tuy nhiên, một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao như: phụ nữ trên 50 tuổi; trong gia đình có người mắc bệnh; người bệnh ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung; ăn nhiều chất béo, uống nhiều rượu,… Để giảm nguy cơ bị ung thư vú, nên tập thể dục mỗi ngày và có chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Hạn chế ăn nhiều dầu mỡ; nên ăn nhiều rau quả tươi. Tránh tiếp xúc với hóa chất, tia xạ, khói thuốc lá, không uống rượu. Tránh tình trạng thừa cân, béo phì. Không nên mặc áo lót quá chật... Cho con bú cũng là biện pháp ngừa ung thư vú.

Tự theo dõi kiểm tra vú và khám sức khỏe định kỳ là cách phát hiện sớm nhất dấu hiệu ung thư vú. Khi thấy khối u hay bất cứ sự thay đổi nào của vú, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

trượt trái
trượt phảiEbooks Nursing
^ Về đầu trang