Đối tác
Updatetap chi suc khoeNghiên cứumediaDiễn đàn NursetabtelemedicineNURSE TVO2 tivisức khỏe cộng đồngĐăng ký thành viêntap chi y hoc thuc hanhonis
Quảng cáo
adminQuảng cáo2Shop xì gà Hà Nội
Hỏi đáp sức khỏe thường gặp

Bẻ khớp ngón tay, ngón chân; vặn cột sống cổ, lưng có lợi hay có hại?

Bẻ khớp ngón tay, ngón chân; vặn cột sống cổ, lưng có lợi hay có hại?
Khớp xương bao gồm 2 mặt khớp, được bao khớp bao phủ và hệ thống dây chằng giữ vững khớp. Quanh khớp có các gân cơ giúp khớp cử động được. Khi bị nắn bẻ, các khớp co dãn đột ngột phát ra tiếng kêu, nếu vượt quá ngưỡng, lực tác động lớn đến bao khớp, dây chằng có thể sẽ dẫn đến dãn, rách. Sự cọ xát đột ngột và tăng cao áp lực lên mặt khớp từ việc nắn, bẻ lâu ngày còn khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp, thoái hóa mặt khớp. Mỗi lần bị nắn bẻ là một lần khớp bị vi chấn thương vi chấn thương lên tế bào sụn. Khi có sự tích lũy nhiều vi chấn thương trên cùng một ổ khớp sẽ làm mất dần chất sụn. Để chống lại hiện tượng mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng tiêu cực lại bằng cách tăng sinh xương ở những chỗ sụn bị mất, từ đó mọc ra những gai xương. Các gai xương này sẽ tấn công tổ chức mô quanh khớp gây sưng và đau. Duy trì tình trạng này lâu, khi lớn tuổi sẽ dễ bị đau nhức các khớp. Bên cạnh đó, nếu quan sát sẽ thấy các khớp thường xuyên bị bẻ sẽ bè ra, to hơn gây mất thẩm mỹ. Các khớp tay là dễ thấy hiện tượng này nhất. Nghiêm trọng hơn là việc phì đại quanh các khớp xương. Các mô quanh khớp cũng sẽ sưng to hơn bình thường. Đồng thời, hệ lụy kéo theo là nó sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp.

Bẻ khớp ngón tay, ngón chân; vặn cột sống cổ, lưng có lợi hay có hại?
Bẻ khớp ngón tay, ngón chân; vặn cột sống cổ, lưng là thói quen của nhiều người khi cảm thấy mỏi, tê cứng các ngón tay, hoặc sau khi làm một công việc nào đó lâu. Bẻ khớp hay vặn cột sống khiến chúng ta thấy thoải mái, dễ chịu hơn. Nhưng, việc làm này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?
Tại sao bẻ khớp lại phát ra âm thanh?

Khi bẻ các khớp từ ngón tay, ngón chân cho tới cổ, hông, lưng, đầu gối… ta thường nghe thấy các âm thanh “Rắc rắc”, “khục khục” hay “tạch tạch”, sau những âm thanh này chúng ta thấy thoải mái. Về cơ bản, nguyên nhân của âm thanh này đến nay vẫn chỉ dừng lại ở các giả thuyết khoa học chứ chưa có một kết luận chính xác nào cả. Nhưng trong số những giả thuyết được đưa ra, giả thuyết liên quan đến lỗ trống giữa hai khớp xương có vẻ là hợp lý và được ủng hộ nhiều hơn cả.
Bẻ khớp ngon tay bẻ khớp chan van co be khop co hai gi Bẻ khớp ngón tay, ngón chân; vặn cột sống cổ, lưng có hại gì?
Có thể hiểu đơn giản như sau: điểm nối giữa hai khớp xương bao gồm dây chằng, các mô nang liên kết và bao phủ chúng chính là một lượng dịch khớp dày. Dịch khớp chứa khí oxy, nitơ carbonnic và có vai trò như chất bôi trơn. Khi bạn tiến hành bẻ khớp, các mô liên kết trong ngón tay, ngón chân tăng khối lượng, làm giảm áp lực trong khớp, dịch khớp dần biến thành những bong bóng trong lỗ trống và tới khi áp lực thấp nhất, các bong bóng này sẽ nổ và phát ra âm thanh như trên.
Tại sao sau khi bẻ khớp rồi, một lúc sau ta bẻ kêu được lần nữa?
Thông thường, phải sau 25 – 30 phút kể từ khi bẻ các khớp kêu như vậy, bạn mới có thể bẻ lại được lần nữa. Lý do là bởi, các hạt khí bong bóng này cần 1 khoảng thời gian nhất định mới hình thành trở lại như cũ – vì dịch khớp cần thời gian để bôi trơn trở lại trạng thái cũ. Bên cạnh đó, một số người khác lại chia sẻ, tiếng “rắc”, “khục” phát ra là do dây chằng bị kéo dãn quá nhanh hay do sự chà xát mạnh giữa hai khớp xương gây ra.
Bẻ khớp có hại gì?
Khớp xương bao gồm 2 mặt khớp, được bao khớp bao phủ và hệ thống dây chằng giữ vững khớp. Quanh khớp có các gân cơ giúp khớp cử động được. Khi bị nắn bẻ, các khớp co dãn đột ngột phát ra tiếng kêu, nếu vượt quá ngưỡng, lực tác động lớn đến bao khớp, dây chằng có thể sẽ dẫn đến dãn, rách.
Sự cọ xát đột ngột và tăng cao áp lực lên mặt khớp từ việc nắn, bẻ lâu ngày còn khiến mặt khớp dễ bị bào mòn hơn, dẫn đến nguy cơ viêm mặt sụn khớp, thoái hóa mặt khớp. Mỗi lần bị nắn bẻ là một lần khớp bị vi chấn thương vi chấn thương lên tế bào sụn. Khi có sự tích lũy nhiều vi chấn thương trên cùng một ổ khớp sẽ làm mất dần chất sụn. Để chống lại hiện tượng mất tế bào sụn, cơ thể phản ứng tiêu cực lại bằng cách tăng sinh xương ở những chỗ sụn bị mất, từ đó mọc ra những gai xương. Các gai xương này sẽ tấn công tổ chức mô quanh khớp gây sưng và đau. Duy trì tình trạng này lâu, khi lớn tuổi sẽ dễ bị đau nhức các khớp.
Bên cạnh đó, nếu quan sát sẽ thấy các khớp thường xuyên bị bẻ sẽ bè ra, to hơn gây mất thẩm mỹ. Các khớp tay là dễ thấy hiện tượng này nhất. Nghiêm trọng hơn là việc phì đại quanh các khớp xương. Các mô quanh khớp cũng sẽ sưng to hơn bình thường. Đồng thời, hệ lụy kéo theo là nó sẽ làm giảm sức cầm nắm của bản thân người bẻ khớp.
Trong thực tế, đã có vài trường hợp lắc, bẻ khớp cổ đến mức trật khớp, phải đi cố định lại. Về lâu dài, nếu cứ duy trì việc lắc bẻ khớp cổ sẽ dẫn đến thoái hóa dây chằng cổ, vôi hóa đốt sống cổ. Người phương Tây thường không có thói quen này vì nó có hại nhiều hơn có lợi rất nhiều.
Bẻ khớp có lợi gì không?
Việc bẻ khớp ngón tay cũng có một số lợi ích nhất định. Cụ thể, hành động này sẽ làm tăng tính linh động của các khớp ngón tay. Nói cách khác, nó tác động trực tiếp vào một bó gân gần khớp tên là Golgi – chứa những dây thần kinh liên quan đến cảm giác chuyển động. Khi bẻ khớp, gân này được kích thích làm thư giãn cơ bắp xung quanh, khiến chúng ta có cảm giác “lỏng” và dễ chịu, tiếp thêm sinh lực làm việc. Vì thế, chúng mình hoàn toàn có thể bẻ các khớp ngón tay khi tê, mỏi.
Lời khuyên
Sau mỗi lần vặn, bẻ khớp chúng ta sẽ có cảm giác dễ chịu hơn, nhưng tốt nhất chúng ta không nên bẻ khớp ngón tay, ngón chân, vặn cột sống cổ vì hành động này sẽ gây ảnh hưởng có hại tới bề mặt sụn hoặc đĩa đệm, phá hủy khớp.
Lời khuyên của các nhà chuyên môn đưa ra là mỗi khi mỏi, chỉ cần cử động khớp qua lại nhẹ nhàng đến góc độ tối đa của khớp mà vẫn chưa gây đau, chưa tạo ra tiếng lạo xạo là được. Động tác đơn giản này sẽ góp phần tăng lưu lượng máu đến mô, tạo sự dễ chịu mà vẫn tránh được hiện tượng dính khớp, tránh được vi chấn thương.

trượt trái
trượt phảiEbooks Nursing
^ Về đầu trang