Đối tác
Updatetap chi suc khoeNghiên cứumediaDiễn đàn NursetabtelemedicineNURSE TVO2 tivisức khỏe cộng đồngĐăng ký thành viêntap chi y hoc thuc hanhonis
Quảng cáo
adminQuảng cáo2Shop xì gà Hà Nội
Thống kê ứng dụng

Hướng dẫn viết luận văn

Hướng dẫn viết luận văn
Hướng dẫn viết luận văn

Tài liệu này cung cấp một tổng quan về quá trình xử lý cần thiết để hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp, chuyên đề tốt nghiệp, nghiên cứu khoa học, bài báo khoa học.v.v Chúng tôi gọi chung là viết Khóa luận tốt nghiệp.

Việc tự hoàn thành tác phẩm có độ dài từ 3,000 đến 20,000 từ là không dễ nhưng các bước sau đây có thể hỗ trợ để đưa đến kết quả cuối cùng. Một khi chúng ta có ý tưởng nghiên cứu thì chúng ta nên tham khảo các bài nghiên cứu trước và gặp cố vấn để được định hướng tốt hơn. Chúng ta nên nhớ giảng viên hướng dẫn đóng một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp.

Một Khóa luận tốt phải thể hiện được:

- Khả năng thực hiện nghiên cứu độc lập

- Xác định vấn đề chính và phương pháp luận nghiên cứu.

- Khả năng phê bình và đánh giá các tác phẩm hiện có và đưa ra được quan điểm của cá nhân.

- Lối hành văn súc tích, tập trung vào báo cáo kết quả nghiên cứu theo trình tự hợp lý; tránh các chi tiết không liên quan, dài dòng quá mức.

1. Cấu trúc

Vấn đề đầu tiên chúng ta thường hỏi là “khóa luận của tôi sẽ như thế nào”. Thông thường, chúng ta có thể đến thư viện hoặc gặp giảng viên hướng dẫn để tham khảo về các khóa luận khác. Một Khóa luận thường cần nêu rõ mục tiêu nghiên cứu, mô tả phương pháp nghiên cứu, trình bày và thảo luận về các kết quả nghiên cứu. Một cấu trúc thông thường sẽ như sau:

- Đề xuất nghiên cứu

- Tên đề tài, người hướng dẫn

- Tóm tắt

- Lời cảm ơn

- Lời mở đầu

- Tổng quan nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu

- Kết quả và thảo luận

- Kết luận

- Tài liệu tham khảo

- Phụ lục

2. Hình thức, cách thức viết

Một khi chúng ta đã có ý tưởng về cấu trúc Khóa luận thì sẽ bắt tau vào viết. CHúng ta cần lưu ý các điêm sau đây:

- Lập kế hoạch cho từng công việc, sao cho đảm bảo đủ thời gian để viết và chỉnh sửa

- Sử dụng văn phong phù hợp (văn viết) nhưng đừng quá lạm dụng các cấu trúc câu phức tạp, nếu dùng ngôn ngữ càng phức tạp thì sẽ càng khó diễn đạt rõ ý.

- Chú ý đến ngôi thứ 3 khi diễn đạt, ví dụ như “cuộc điều tra được tiền hành” thay cho “tôi đã tiến hành khảo sát”…

- Đảm bảo số lượng từ trong giới hạn cho phép

- Không đưa ra các chi tiết không cần thiết hoặc hình ảnh minh họa không liên quan.

- Kiểm tra chính tả và ngữ pháp.

- Trình bày bảng biểu, sơ đồ theo quy định trình bày.

- Định dạng theo quy định cho toàn bộ Khóa luận

- Ghi chú nguồn trích dẫn theo các tiêu chuẩn đã xác định

- Cần thường xuyên đọc và sửa lỗi; bản chính thức sẽ là bản “không tỳ vết”

3. Lên kế hoạch

Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp là một công việc tốn thời gian vì có quá nhiều công việc cần giải quyết. Vệc tổ chức và lập kết hoạch tốt sẽ giúp chúng ta tránh tình trạng chạy đua nước rút vào giai đoạn cuối, khiến cho chất lượng của Khóa luận không tốt. Một lời khuyên của chúng tôi là hãy viết nhật ký.

Chúng ta sẽ thấy hữu ích khi giữa bản viết tay về các công việc nghiên cứu. Nhật ký sẽ giúp chúng ta theo dõi những gì định làm, đã làm và thể hiện được sự tiến bộ của bản thân. Hãy ghi lại:

- Những gì đã làm, khi nào làm

- Ngày mục tiêu dự kiến và ngày hết hạn

- Ý tưởng chợt xuất hiện

- Những vấn đề có thể có, các giải pháp

- Những công cụ tìm kiếm đã dùng

- Nguồn tham khảo hoặc các nguồn dự định tham khảo

- Các tài liệu tham khảo đã đọc

- Hỏi giảng viên hướng dẫn

- Đến thư viện

- Ghi lại tên và những chi tiết liên lạc với người có liên quan

- Các địa chỉ website.

4. Chủ đề, mục tiêu

Một số đã có ý tưởng rõ ràng về các chủ đề nghiên cứu, tuy nhiên một số khác vẫn còn đang cân nhắc về việc nghiên cứu cái gì; vì thế hãy tự hỏi nhưng câu hỏi sau đây:

- Phần nào chúng ta quan tâm nhất, vì sao.

- Khi đã khoanh vùng được lĩnh vực quan tâm, hãy nghĩ xem vấn nào cần nghiên cứu thì sẽ mang đến kết quả.

- Liệu vấn đề chúng ta quan tâm có thực sự thú vị không.

Nếu vẫn chưa chắc chắn, hãy thử các cách sau:

- Chọn lý thuyết liên quan đến mảng đề tài nghiên cứu và tìm xem những điểm thú vị của nó.

- So sánh chủ đề của mình với những chủ đề khác cùng thực hiện một lúc hoặc những chủ đề tương tự  

- Xác định vấn đề nghiên cứu và thảo luận tính ứng dụng của nó cũng hoặc cách giải quyết.

Một khi đã có ý tưởng về những chủ đề có tính khả thi thì chúng ta sẽ bắt tay vào nghiên cứu. Bỏ qua những ý tưởng hoặc lựa chọn mà thấy không phù hợp hoặc thu hẹp lại vùng nghiên cứu.

Thiết lập mục tiêu và mục đích: Các yêu cầu thiết lập mục tiêu, mục đích của mỗi ngành học là khác nhau. Mỗi phần trong Khóa luận sẽ có những mục đích, mục tiêu khác nhau.

 

5. Tổng quan nghiên cứu

Trước khi bắt đầu bất kỳ nghiên cứu nào chúng ta cũng đều phải viết tổng quan nghiên cứu; tức là tìm kiếm những nghiên cứu hiện tại về các vấn đề mình đang ấp ủ và đánh giá kết quả các nhà nghiên cứu trước tìm thấy. Điều cần thiết phải làm trong giai đoạn này là viết được tổng hợp những nghiên cứu liên quan đến chủ đề của mình. Tốt nhất là hãy làm việc thường xuyên với giảng viên hướng dẫn thật kỹ về vấn đề này.

Tổng quan nghiên cứu sẽ:

-      Cung cấp khung nghiên cứu của dự án hoặc chủ đề sinh viên thực hiện.

-      Đảm bảo không bị trùng lặp với những nghiên cứu trước; tức là công trình nghiên cứu chính là của mình.

-      Đóng góp vào việc gia tăng kiến thức, sự hiểu biết về chủ đề nghiên cứu và đề xuất được điểm mới mà mình khám phá ra.

-      Đánh giá được độ thích hợp, tin cậy của phần đóng góp của mình bằng cách tham chiếu với những kết quả nghiên cứu trước đã được công nhận.

-      Cho phép chúng ta kiểm chứng những phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng.

Điều cần thiết phải hiểu là trong một số lĩnh vực, tổng quan nghiên cứu được xem như là một kết quả nghiên cứu và được chấm điểm rõ ràng. Tổng quan nghiên cứu cũng tạo thành một phần theo quy định của đề xuất nghiên cứu và sẽ là một phần quan trọng trong Khóa luận tốt nghiệp.

Tổng quan không phải là hoạt động mô tả các nghiên cứu trước mà phải được đánh giá, phân tích kỹ càng, ví du như bạn phải có được ý kiến riêng về các nghiên cứu đã thực hiện, nó liên quan đến đề tài của mình như thế nào.v.v. Sinh viên cần thể hiện một sự hiểu biết, nhận thức về sự khác nhau của những ý kiến trái chiều và các phương pháp. Sinh viên cũng phải xác định các chủ đề nghiên cứu trong các công trình trước hoặc phân tích các bài viết theo các phương pháp khác để so sánh. Điểm mạnh và điểm yếu trong những nghiên cứu mình đang đọc là gì? Đâu là khoảng trống nghiên cứu. Một Tổng quan nghiên cứu tốt thì phải có tính toàn diện, phê phán và có nhiều thông tin.

Để thực hiện một tổng quan nghiên cứu sâu sắc, sinh viên cần phải tham vấn các nguồn tham khảo khác nhau. Điều quan trọng là sinh viên phải có các kỹ năng để xác định thông tin một cách hiệu quả và quản lý nó thích hợp để tránh bị trùng lặp và lãng phí thời gian tìm hiểu. Sinh viên nên làm quan với các kỹ thuật nghiên cứu được giới thiệu trong phần “Kỹ thuật nghiên cứu”. Một gợi ý khác nữa là cần xây dựng kỹ năng quản lý ghi chép và sắp xếp thông tin.

Hãy tham khảo càng nhiều nguồn càng tốt nhưng cần nhớ đó phải là các bài nghiên cứu học thuật có giá trị và phù hợp với chủ đề nghiên cứu của mình.

Cấu trúc cơ bản của một tổng quan nghiên cứu

(1) Giới thiệu:

-      Mô tả mục đích viết Tổng quan nghiên cứu, ví dụ như chủ đề nghiên cứu và lý do nghiên cứu

-      Mô tả cấu trúc hoặc phác thảo sơ khởi Tổng quan nghiên cứu, ví dụ như trật tự của các chủ đề.

-      Giải thích các vấn đề mà bạn phân tích và so sánh

(2) Phần chính

-      Thảo luận các điểm chính đã phát hiện ra trong các công trình trước

-      Nhóm các tác giả có phương pháp hoặc kết quả nghiên cứu có liên quan đến nhau hoặc tương tự nhau; sau đó so sánh với những tác giả khác có điểm khác biệt.

-      Phân tích từng nội dung và thể hiện được quan điểm của mình, chứng minh các tài liệu đó tin cậy đến mức nào.

-      Thể hiện mỗi điểm phát hiện ra có liên quan đến nghiên cứu của mình như thế nào

-      Hãy sử dụng câu đầu tiên của mỗi đoạn văn để tạo sự chú ý vào nội dung. Sử dụng thông tin để diễn đạt cho hợp lý, tập trung vào chủ đề của đoạn văn.

(3) Kết luận

-      Tóm tắt về những gì sinh viên đã đọc đóng góp như thế nào vào chủ đề nghiên cứu, chỉ ra những lưu ý hoặc chú ý đến những nghiên cứu tin cậy nhất. Hãy đảm bảo các nghiên cứu này liên quan đến nội dung trong phần giới thiệu ở đầu của Tổng quan nghiên cứu.

-      Đánh giá được trạng thái hiện tại để phát triển chủ đề của mình, chỉ ra những khoảng trống nghiên cứu và những hạn chế về phương pháp của nghiên cứu trước. Việc chỉ rõ ra bất kỳ nội dung nào không hợp lý trong những lý thuyết hoặc kết quả nghiên cứu hiện tại là điều rất quan trọng

-      Xác định những vấn đề, lĩnh vực có giá trị cho nghiên cứu tương lai

-      Đối chiếu với chủ đề của Tổng quan nghiên cứu với các quy định riêng của trường.

(4) Kiểm tra lần cuối

-      Hãy xem xét lại những gì đã biết ra, tự hỏi và trả lời các câu hỏi sau:

o   Đã đưa những bằng chứng hỗ trợ vào trong Tổng quan nghiên cứu hiệu quả chưa

o   Những tranh luận có chạy theo hướng hợp lý xoay quanh điểm chính chưa

o   Liệu các luận điểm này đã phù hợp với đề tài mình chưa.

o   Kiểm tra ngữ pháp.

7. Kết quả nghiên cứu 

Một khi đã hoàn thành việc thu thập số liệu và phân tích, chúng ta đi tiếp đến giai đoạn báo cáo kết quả. Phần này bao gồm:

-      Mô tả những gì đã tìm thấy

-      Giải thích các kết quả tìm thấy có ý nghĩa gì, tìm nguyên nhân của nó.

-      Đánh giá mức độ tin cậy hoặc đóng góp của các kết quả.

Giảng viên hướng dẫn sẽ cùng làm việc với sinh viên để hoàn thành phần kết quả nghiên cứu này.

Sinh viên nên đối chiếu kết quả với câu hỏi nghiên cứu và chủ đề ban đầu đặt ra đã được phát triển trong phần Tổng quan nghiên cứu. Liệu nghiên cứu này có chứng minh các giả thiết hay không, có giống với những nghiên cứu đã có trước đó, có đưa ra lý thuyết bổ sung hay thế thế nào khác không. Đừng quá lo lắng nếu kết quả không hỗ trợ lý thueyets ban đầu. Điều quan trọng là thể hiện được phương pháp thích hợp và thực hiện chúng hơn là điều chỉnh số liệu để phù hợp với giả thiết. Sinh viên cũng cần xác định các hạn chế, thảo thuận về những điểm mạnh và điểm yếu trong nghiên cứu của mình.

          Nếu thực hiện các nghiên cứu định lượng và phân tích dữ liệu bằng SPSS hoặc Excel, sinh viên nên sử dụng các đồ thị như biểu đồ hình tròn, biểu đồ cột.v.v để minh họa cho kết quả của mình.

Nếu thực hiện nghiên cứu định tính, điều quan trọng là giải thích được bằng cách đưa ra những ví dụ hợp lý liên quan đến chủ đề nghiên cứu. Hãy nghe các lời khuyên của Giảng viên hướng dẫn về độ dài của những trích dẫn, ví dụ này.

8. Kết luận

Đây là lúc để chúng ta kết nối các tranh luận của mình lại nhằm đưa đến câu trả lời một cách thuyết phục. Hãy tóm tắt những kết quả nghiên cứu của mình, cần tránh lặp lại nội dung ở trên.

Phần kết luận chính là bản đánh giá tổng thể nghiên cứu. Sinh viên nên làm sáng tỏ kết luận và thể hiện các bước nghiên cứu được kết nối như thế nào. Sinh viên cũng nên nhận định nghiên cứu này có thể phát triển tiếp trong tương lai nhhw thế nào và cân nhắc xem có những ứng dụng gì cho công tác quản lý và chính sách.

9. Nộp Khóa luận

Sauk hi hoàn thành các bước trên, sinh viên nên thực hiện các thủ tục theo yêu cầu của Khoa, Trường. Tuy nhiên, cần đọc lại toàn bộ bản Khóa luận, từ bản thảo cho đến bản hoàn chỉnh. Nên xem xét lại cách thức trình bày, ngữ pháp, các ký hiệu.v.v. trước khi nộp.

Lưu ý:

-      Đừng nộp trễ vì nộp trễ sẽ bị phạt.

-      Nhớ rằng có nhiều người cùng đến hạn hoàn thành để nộp như mình nên sẽ có thể bị “kẹt” ở khâu in ấn, nhân bản…

-      Cần nắm kỹ các quy định về số lượng bản in phải nộp, cách đặt tên file để nộp.

dịch nguồn http://www.bolton.ac.uk/bissto/Writing-a-Dissertation/Methodology/Research-Methods.aspx

trượt trái
trượt phảiEbooks Nursing
^ Về đầu trang