Đối tác
Updatetap chi suc khoeNghiên cứumediaDiễn đàn NursetabtelemedicineNURSE TVO2 tivisức khỏe cộng đồngĐăng ký thành viêntap chi y hoc thuc hanhonis
Quảng cáo
adminQuảng cáo2Shop xì gà Hà Nội
Điều dưỡng Ngoai Khoa Cơ bản

Theo dõi tình trang rối loạn Kali ở người bệnh

Theo dõi tình trang rối loạn Kali ở người bệnh
Theo dõi tình trang rối loạn Kali ở người bệnh

Người bệnh luôn đối mặt với tính trạng rối loạn cân bằng Kali trong quá trình điều trị và chăm sóc, do quá trình cung và cầu bị thay đổi theo chiều hướng âm tính khi Kali máu khi nồng độ Kali máu dưới 3,5 mmol/l hay dương tính khi nồng độ Kali máu trên 5,0 mmol/l .Kali với nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể do vậy người Điều dưỡng trong quá trình săn sóc người bệnh là yêu cầu theo dõi và chăm sóc không thể bỏ qua
I. TĂNG KALI MÁU
1.Định nghĩa: Tăng Kali máu được định nghĩa khi nồng độ Kali máu trên 5,0 mmol/l. Tăng Kali máu đột ngột có thể đe doạ tính mạng người bệnh.
2. Triệu chứng
2.1. Triệu chứng tim mạch
Được biểu hiện chủ yếu trên điện tâm đồ



- Sóng T cao, nhọn và đối xứng.
- Bất thường dẫn truyền trong nhĩ (giảm biên độ sau đó là mất sóng P), rối loạn dẫn truyền nhĩ thất (Bloc xoang-nhĩ, Bloc nhĩ-thất).
- Sau đó: rối loạn dẫn truyền trong thất: phức bộ QRS giãn rộng.
- Nặng hơn: nhịp nhanh thất, rung thất và ngừng tim.
2.2. Triệu chứng thần kinh cơ: thường không đặc hiệu: dị cảm ở đầu chi và ở quanh miệng. Nặng hơn có thể thấy yếu cơ hoặc liệt khởi phát ở chi dưới và tiến triển dần lên.
3. Nguyên nhân
3.1. Cung cấp quá nhiều Kali: hiếm gặp ở người bình thường, thường do điều trị Kali đường tĩnh mạch hoặc đường uống.
3.2. Do Kali từ nội bào ra ngoại bào
- Nhiễm toan chuyển hoá.
- Tăng phân huỷ tế bào:
+ Huỷ cơ vân và dập nát cơ.
+ Bỏng nặng, tán huyết nặng.
+ Huỷ khối u tự phát hoặc do hoá liệu phát.
+ Xuất huyết tiêu hoá nặng.
- Hoạt động thể lực nặng.
- Các nguyên nhân do thuốc:
+ Ức chế Bêta không chọn lọc
+ Ngộ độc Digital
+ Ngộ độc Fluor và Cyanure.
3.3. Giảm tiết Kali qua thận
- Suy thận cấp.
- Suy thận mạn.
- Thiếu các Corticoides khoáng: Suy thượng thận.
- Do thuốc: kháng viêm không Steroide, cyclosporine A, Heparine, ức chế men chuyển, ức chế thụ thể Angiotensin II.

4 Chẩn đoán:
Tất cả các trường hợp nghi ngờ tăng Kali máu phải làm điện tâm đồ, điện giải đồ. Phải chẩn đoán sớm các rối loạn dẫn truyền để điều trị cấp cứu.
II. HẠ KALI MÁU
1.Định nghĩa: Gọi là hạ Kali máu khi nồng độ Kali máu dưới 3,5 mmol/l. Nó có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân vì gây rối loạn tim mạch.
2. Triệu chứng
2.1. Tim mạch: Chậm tái cực thất do kéo dài thời kỳ trơ.
- Triệu chứng điện tâm đồ tuỳ thuộc mức độ giảm Kali máu



+ Đoạn ST lõm xuống.
+ Sóng T đảo ngược.
+ Tăng biên độ sóng U.
+ Kéo dài khoảng QU.
+ Giãn QRS sau đó thì rối loạn nhịp trên thất hoặc nhịp thất (ngoại tâm thu, nhịp nhanh thất, xoắn đỉnh, rung thất.)
2.2. Triệu chứng cơ
- Chuột rút
- Đau cơ
- Yếu cơ, liệt.
- Khi nặng dẫn đến có thể huỷ cơ vân.
2.3.Triệu chứng tiêu hoá: bón (do liệt ruột)
2.4. Triệu chứng thận: giảm Kali máu mạn tính nặng có thể là
- Biểu hiện 1 hội chứng tiểu nhiều uống nhiều
- Nhiễm kiềm chuyển hoá.
- Bệnh thận kẽ mãn tính.
3.Nguyên nhân
3.1.Giảm cung cấp Kali.
3.2. Chuyển Kali từ ngoại bào vào nội bào
- Nhiễm kiềm chuyển hoá hoặc hô hấp
- Điều trị Insulin trong đái tháo đường.
- Các tác nhân kích thích b Adrenergic
+ Pheochromocytome
+ Salbutamol, Dobutamin, ngộ độc Theophylline
- Bệnh liệt chu kỳ gia đình.
3.3.Mất quá nhiều Kali
- Qua đường tiêu hoá: tiêu chảy, dò ruột non.
- Mất qua đường thận:
+ Lợi tiểu quai và Thiazide
+ Tăng tiết Hormon Steroid tuyến thượng thận, cường Aldosterone nguyên phát, thứ phát.
- Bệnh thận kẽ
- Bệnh ống thận do nhiễm độc: Amphotericine B, Aminoside.
4.Chẩn đoán
- Chẩn đoán xác định: dựa vào định lượng Kali máu và điện tâm đồ
- Chẩn đoán nguyên nhân: thương khó, phải dựa vào bối cảnh lâm sàng, vào tiền sử bản thân, gia đình và Kali niệu,...

trượt trái
trượt phảiEbooks Nursing
^ Về đầu trang