Đối tác
Updatetap chi suc khoeNghiên cứumediaDiễn đàn NursetabtelemedicineNURSE TVO2 tivisức khỏe cộng đồngĐăng ký thành viêntap chi y hoc thuc hanhonis
Quảng cáo
adminQuảng cáo2Shop xì gà Hà Nội
Quy trình chăm sóc

THAY ỐNG NỘI KHÍ QUẢN - QUY TRÌNH KỸ THUẬT

THAY ỐNG NỘI KHÍ QUẢN - QUY TRÌNH KỸ THUẬT
THAY ỐNG NỘI KHÍ QUẢN - QUY TRÌNH KỸ THUẬT Đảm bảo thông khí qua nội khí quản cho Người bệnh là vấn đề cơ bản trong hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên trong một số tình huống, ống nội khí quản không thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hoặc quá bé, quá to so với khí quản Người bệnh. Tiếp tục sử dụng ống nội khí quản này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, thậm chí đe doạ tử vong cho Người bệnh. Khi đó chỉ định thay nội khí quản thường được đặt ra, tiến hành thay nội khí quản càng sớm càng tốt. Nội khí quản hiện nay chủ yếu được đặt qua kỹ thuật đường miệng, vì vậy chúng tôi xin giới thiệu về kỹ thuật thay ống nội khí quản ở Người bệnh đang có ống nội khí quản đường miệng.

THAY ỐNG NỘI KHÍ QUẢN - QUY TRÌNH KỸ THUẬT

I. ĐẠI CƯƠNG

Đảm bảo thông khí qua nội khí quản cho Người bệnh là vấn đề cơ bản trong hồi sức cấp cứu. Tuy nhiên trong một số tình huống, ống nội khí quản không thể đáp ứng được yêu cầu về chất lượng hoặc quá bé, quá to so với khí quản Người bệnh. Tiếp tục sử dụng ống nội khí quản này có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng điều trị, thậm chí đe doạ tử vong cho Người bệnh. Khi đó chỉ định thay nội khí quản thường được đặt ra, tiến hành thay nội khí quản càng sớm càng tốt. Nội khí quản hiện nay chủ yếu được đặt qua kỹ thuật đường miệng, vì vậy chúng tôi xin giới thiệu về kỹ thuật thay ống nội khí quản ở Người bệnh đang có ống nội khí quản đường miệng.

II. CHỈ ĐỊNH

Khi Người bệnh vẫn còn chỉ định duy trì nội khí quản kèm một trong các dấu hiệu sau:

- Ống nội khí quản bị rách bóng chèn (cuff)

- Ống nội khí quản quá bé, quá to so với khí quản Người bệnh

- Ống nội khí quản bị tắc hoàn toàn không thể cải thiện bằng hút đờm

- Chấn thương cột sống cổ: Có thể phải đặt đường mũi

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Lâm sàng không còn chỉ định nội khí quản

- Chấn thương vùng hàm mặt, khoang miệng không thể tiếp cận được đường thở

IV. CHUẨN BỊ

1. Người bệnh

- Được giải thích về thủ thuật thay nội khí quản

- Nhịn ăn trước 6 giờ nếu có chuẩn bị

- Nằm ngửa

- Được hút sạch đờm dãi ở đường thở và miệng họng

2. Dụng cụ

- Oxy

- Bóng Ambu mask có túi

- Ông hút, máy hút

- Đèn đặt nội khí quản hai cỡ đèn khác nhau dài và trung bình

- Ống nội khí quản 3 cỡ khác nhau: 1 ống cỡ hiện tại , 1 ống có đường kính nhỏ hơn và 1 ống có đường kính lớn hơn 0,5 cm

- Guide có thể uốn

- Syringe 10 ml bơm cuff

- Kìm Magil

- Gel vô trùng hoặc gel xylocain 2%

- Dụng cụ cố định nội khí quản: băng dính, dây

- Monitor theo dõi nhịp thở, nhịp tim, huyết áp

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

1. Xác nhận lần cuối cùng tất cả dụng cụ đã sẵn sàng

2. Bóp bóng qua NKQ cũ với oxy > 10 lít/phút, đạt SpO2 100%

3. Hút miệng họng

4. Thay ống hút riêng, để hút đờm dãi và chất tiết qua nội khí quản

5. Tháo cuff nội khí quản cũ nếu cuff còn căng

6. Rút nội khí quản cũ: giữ nguyên xông hút trong lòng nội khí quản và cùng kéo cả ống nội khí quản, dừng lại ở hầu họng để hút dịch còn đọng trên khoang miệng trong một vài lần hút.

7. Làm nghiệm pháp Sellick, hoặc nghiệp pháp BURP (Backward, Upward, Rightward Pressure: ấn sụn nhẫn về phía sau, lên trên và sang bên phải).

8. Đặt nội khí quản mới

9. Bơm cuff

10.Cố định nội khí quản vị trí đầu dưới nội khí quản cách carina phù hợp là 4cm (với nam vị trí khoảng 22 cm cung răng trước, với nữ khoảng 21 cm cung răng trước).

11.Kiểm tra vị trí nội khí quản

■ Sau khi đặt ống Người bệnh không còn khò khè nữa

■ Ống nội khí quản bị mờ đi vì hơi thở của Người bệnh

■ Nghe vị trí dạ dày không thấy tiếng lọc xọc

■ Nghe 2 bên phổi thông khí đều

12. Chụp X.quang phổi thẳng sau cố định nội khí quản: vị trí đầu dưới của nội khí quản cách carina 4 cm

V. BIẾN CHỨNG VÀ TAI BIẾN

1. Không thấy dây thanh: Cần ngửa cổ tối đa và hút sạch đờm dãi

2. Đặt nội khí quản vào dạ dày: Cần kiểm tra kỹ để đặt lại nội khí quản, bỏ sót biến chứng này Người bệnh có thể tử vong.

3. Đặt nội khí quản quá sâu: Thường bên phải vì giải phẫu của khí quản bên phải, cần rút bớt ra 1-2 cm qua kiểm tra lâm sàng, sau đó kiểm tra bằng X.quang thẳng.

4. Viêm phổi do hít phải: Cần hút sạch dạ dày và đờm dãi, làm nghiệm pháp Sellick, Burp để hạn chế hít phải

5. Gãy răng: Với các Người bệnh răng vẩu, răng đái tháo đường rất dễ gãy... khi đặt nội khí quản tránh tì đèn vào hàm dưới. Nếu phát hiện gãy răng cần lấy răng ra ngoài tránh đẩy vào đường thở.

6. Tràn khí màng phổi: Có thể gặp đặc biệt ở các Người bệnh COPD, cần bóp bóng vừa phải để tránh biến chứng này.

7. Tụt huyết áp: Dùng thuốc an thần, tăng áp lực dương trong đường thở khi đặt nội khí quản có thể gây tụt huyết áp, cần truyền dịch bổ sung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Adams Bresnick (2006), “Oraltracheal intubation”, Elsevier 2nd edition, p28-38

2. Kristy A Bauman, Scott Manaker, Robert C Hyzy (2013), “Endotracheal tube management and complications”, Uptodate .

trượt trái
trượt phảiEbooks Nursing
^ Về đầu trang