Danh mục
Thở oxy qua mặt nạ có túi là thủ thuật giúp cung cấp lượng khí thở vào có hàm lượng oxy cao có thể lên tới 100%.
Mặt nạ hít lại một phần và mặt nạ không hít lại
1. Mặt nạ hít lại một phần (hình 1): mặt nạ nối thẳng với túi
- Lưu lượng oxy thông thường 6 - 10 l/phút
- FiO2 đạt được 50% - 70%
- Mặt nạ có thêm các van một chiều ở cổng thở ra (một hoặc hai bên), và giữa mặt nạ và túi khí.
- Lưu lượng oxy thường 6 - 10 lít/phút
- FiO2 đạt được 70% - 100%
Thở oxy qua mặt nạ có túi thường được áp dụng cho các Người bệnh đã được dùng các phương thức thở oxy khác thất bại
5. Giảm oxy hóa máu: PaO2<60mmHg, SaO2<90% (thở oxy phòng).
6. Tăng công hô hấp
7. Tăng công cơ tim
8. Tăng áp động mạch phổi
IV. Chống chỉ định
1. Không có chống chỉ định tuyệt đối.
2. Chống chỉ định tương đối:
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)
- Người bệnh nôn nhiều: nguy cơ sặc vào phổi gây viêm phổi.
1. Người thực hiện: Điều dưỡng.
2. Phương tiện
- Mặt nạ hít lại một phần
- Mặt nạ không hít lại
- Bình làm ẩm nối với hệ thống oxy trung tâm
3. Người bệnh
- Người bệnh được giải thích các lợi ích, nguy cơ của thủ thuật. Động viên Người bệnh hợp tác thở.
- Đảm bảo đường thở thông thoáng 5. Hồ sơ bệnh án
1. Chọn mặt nạ phù hợp với Người bệnh
2. Bật oxy nguồn xem có hoạt động không
3. Kiểm tra bình làm ẩm đủ nước
4. Điều chỉnh lưu lượng oxy phù hợp với từng Người bệnh (đảm bảo oxy hóa máu), thường đặt 6 - 10 lít/phút.
5. Điều chỉnh lưu lượng oxy sao cho túi không bị xẹp khi Người bệnh hít vào
6. Điều chỉnh mặt nạ đảm bảo khít với mũi, miệng Người bệnh.
1. Đánh giá đáp ứng của Người bệnh sau thở oxy về lâm sàng và khí máu
2. Lâm sàng: đánh giá về hô hấp, tim mạch, thần kinh
3. Khí máu: các chỉ số PaO2, SaO2, Pa C02.....
4. Đánh giá sự dung nạp của Người bệnh với dụng cụ thở oxy, đảm bảo sự dễ chịu của Người bệnh với mặt nạ.
5. Ghi chép hồ sơ thủ thuật.
Thường liên quan đến nồng độ oxy cao khi thở bằng mặt nạ có túi
1. Viêm phổi do sặc: khi Người bệnh nôn có thể hít phải chất nôn gây viêm phổi.
2. Giảm thông khí do ôxy: tình trạng này có thể xảy ra ở Người bệnh COPD
3. Xẹp phổi: khi thở oxy ở nồng độ cao (thường > 60%), khí nitơ trong phế nang sẽ bị đuổi ra hết và có thể gây xẹp phế nang ( xẹp phổi).
4. Khô niêm mạc đường thở
5. Ngộ độc ôxy.
6. Bội nhiễm vi khuẩn từ dụng cụ thở oxy.
1. AARC Clinical Practice Guideline: “Oxygen in the Acute Care Hospital”
2. Oakes DF. Clinical practitioner’s guide to respiratory care. Old Town, ME: Heath Educator Publications, Inc, 1998:144-146
3. American College of Chest Physicians, National Heart, Lung and Blood Institute. National Conference on Oxygen Therapy. Chest, 1984; 86:234247. Published concurrently in Respiratory Care, 1984; 29; 922-935.
Tin tức mới nhất
DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU KHÓA III, NHIỆM KỲ 2024 -2029
Wordwall là một công cụ dạy học trực tuyến
2 Diagnostics infirmiers NANDA 2021 -2023
Kỷ yếu hội nghị Điều dưỡng Bệnh viện HN Việt Đức 2022
Sample size calculator
Nghiên cứu bắt đầu từ đâu
Học thống kê với Dr Nuc
Hồi quy và tương quan
học Spss
địa chỉ open journal
Phần mềm điện thoại nursing
Kỷ yếu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa Việt nam 2019