Mở cửa: Từ 8:00 đến 18:00 (Tất cả các ngày trong tuần)

banner
banner
banner
banner
icon next
icon prev

RÚT NỘI KHÍ QUẢN - QUY TRÌNH KỸ THUẬT

RÚT NỘI KHÍ QUẢN - QUY TRÌNH KỸ THUẬT I. ĐẠI CƯƠNG - Đặt nội khí quản (NKQ) cho tới nay đây vẫn còn là một phương pháp kiểm soát đường thở tốt nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, rút nội khí quản khi Người bệnh đã hồi phục có thể có những biến chứng nguy hiểm tính mạng như co thắt thanh quản, vì vậy cần có quy trình kỹ thuật và theo dõi chặt chẽ. - Các yếu tố nguy cơ chính làm tăng tỷ lệ co thắt thanh quản sau rút NKQ: Người bệnh không tỉnh, đặt NKQ dài ngày. II. CHỈ ĐỊNH

RÚT NỘI KHÍ QUẢN - QUY TRÌNH KỸ THUẬT

I. ĐẠI CƯƠNG

- Đặt nội khí quản (NKQ) cho tới nay đây vẫn còn là một phương pháp kiểm soát đường thở tốt nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, rút nội khí quản khi Người bệnh đã hồi phục có thể có những biến chứng nguy hiểm tính mạng như co thắt thanh quản, vì vậy cần có quy trình kỹ thuật và theo dõi chặt chẽ.

- Các yếu tố nguy cơ chính làm tăng tỷ lệ co thắt thanh quản sau rút NKQ: Người bệnh không tỉnh, đặt NKQ dài ngày.

II. CHỈ ĐỊNH

- Người bệnh ho khạc tốt.

- Người bệnh tự thở tốt, không còn suy hô hấp, không sốt.

- Người bệnh ngộ độc thuốc ngủ: tỉnh, Glasgow > 13 điểm

- Người bệnh liệt cơ do rắn cắn: nâng được cổ khỏi mặt giường mà không cần gồng người, chống tay.

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Không có chống chỉ định tuyệt đối

- Suy dinh dưỡng hạ albumin máu, phù thành ngực

- Nhiễm khuẩn nặng, đặc biệt viêm phổi bệnh viện (dù chưa suy hô hấp)

IV. CHUẨN BỊ

1. Người thực hiện

- 1 bác sỹ chuyên ngành hồi sức, chống độc: ra chỉ định, thực hiện kỹ thuật và theo dõi phát hiện và xử trí biến chứng

- 1 - 2 điều dưỡng phụ giúp bác sỹ.

2. Phương tiện

- Dụng cụ: như đặt nội khí quản và thêm bộ mở khí quản, ống nội khí quản với cỡ nhỏ hơn ống cũ.

- Bộ dụng cụ thay băng

- Gói dụng cụ rửa tay, sát khuẩn

- Bộ dụng cụ bảo hộ cá nhân

- Bộ dụng cụ, máy theo dõi

- Thuốc:

+ Methylprednisolon 40 mg.

+ Atropin.

3. Người bệnh

- Giải thích lý do và quy trình tiến hành cho người nhà Người bệnh hoặc trực tiếp cho Người bệnh nếu Người bệnh còn tỉnh táo

- Đặt đường truyền tĩnh mạch

- Hút sạch đờm trong họng, miệng, mũi

- Hút đờm trong khí quản - phế quản

- Tháo bóng ống nội khí quản, tháo dây và băng dính cố định.

4. Hồ sơ bệnh án

- Ghi chép chỉ định rút nội khí quản

- Ghi chép đầy đủ quá trình tiến hành rút nội khí quản, theo dõi và biến chứng và xử trí nếu có

V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH:

3. Kiểm tra: hồ sơ, Người bệnh và các xét nghiệm.

- Chỉ tiến hành khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ và giải thích cho Người bệnh

4. Thực hiện kỹ thuật

- Thuốc:

+ Methylprednisolon 40 mg tiêm TM 1 giờ trước khi rút ống.

+ Atropin 0,5- 1mg tdd hoặc TM 10 phút trước khi rút ống.

Cân nhắc: bổ sung calci ở các Người bệnh hạ calci máu, Người bệnh > 40 tuổi, ốm lâu: Calci clorua 0,5g (hoặc Calci gluconat) 1 ống tiêm TM chậm.

- Vỗ rung, hút đờm sạch

- Cho Người bệnh nghỉ 10 phút trước khi rút ống

- Luồn sâu xông hút đờm vào qua nội khí quản, đảm bảo đầu xông hút đi sau đầu ống nội khí quản.

- Bật máy hút và từ từ rút ống nội khí quản ra cùng xông hút.

- Quan sát Người bệnh: sắc mặt, nhịp tim, nhịp thở (trên máy theo dõi), tiếng rít thanh quản.

- Hút sạch đờm mũi miệng sau khi đã rút ống.

VI. THEO DÕI

- Cho bệnh thở oxy qua mũi hoặc qua mặt nạ mặt

- Theo dõi:

+ Mạch, huyết áp, nhịp thở, ý thức, SpO2 15 phút/ lần trong 2 giờ đầu + Sau đó theo dõi 2-3 giờ/lần trong 24 giờ

- Khí dung nếu có chỉ định: hydrocortisol, adrenalin

VII. BIẾN CHỨNG VÀ CÁCH XỬ TRÍ

- Co thắt thanh quản :

+ Khó thở thanh quản và tím ngay sau rút ống.

+ Xử trí: . Khí dung Adrenalin,

. Nếu không kết quả: đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu

- Phù nề thanh quản :

+ Khó thở thanh quản xuất hiện từ từ, nhiều phút hoặc nhiều giờ sau.

+ Xử trí: . Khí dung Adrenalin + hydrocortisone.

. Nếu không kết quả: đặt nội khí quản hoặc mở khí quản

- Hẹp hoặc polyp khí-phế quản: soi khí-phế quản điều trị

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đạt Anh, Đặng Quốc Tuấn (2012), “Đặt nội khí quản”, Hồi sức cấp cứu, Nxb Khoa học kỹ thuật.

2. Irwin RS, Rippe JM (2003), “Airway management and endotracheal intubation”, Intensive Care Medicine 5th, Lippincott Willams & Wilkins.

3. John MW, Joseph EC (2003), “Tracheal intubation”, Clinical Procedures in Emergency Medicine, Saunders Elsevier.

Tin tức mới nhất