Danh mục
NUÔI DƯỠNG CHO BỆNH NHÂN BỎNG NẶNG
A. Đại cương:
- Diện tích da của người lớn 1,4 đến 1,6m2, chiếm 4%-6% trọng lượng của cơ thể, với trẻ em 1 tuổi = 0,3m2; 2 tuổi = 0,4m2; 5-15t = số tuổi +000cm2.
- Da người tham gia nhiều chức năng như bảo vệ, cảm giác, chuyển hoá, bài tiết, điều hoà thân nhiệt, miễn dịch...
- Khi bị bỏng thì da hay bị hơn cả, tuỳ mức độ nông hay sâu của tổn thương mà làm mất các chức năng kể trên. Song nhìn chung tất cả các chức năng của da đều bị ảnh hưởng khi bị bỏng.
- Nhu cầu dinh dưỡng ở người bình thường đảm bảo W=1500calo/24 giờ, khi sốt thường tăng khoảng 600calo, bỏng nặng tăng 150-2500calo, khi vật vã tăng 300calo. Những chất dinh dưỡng bổ sung chính gồm Protit từ động, thực vật, Gluxit, Lipít các Vitamin và khoáng chất.
- Khi bị bỏng thường tăng chuyển hoá mạnh từ 15-60% có khi bỏng nặng tăng 200%. Khi bỏng thường mấy Protein ở huyết tương qua vết thương ở da 60-300g/24 giờ.
B. Nuôi dưỡng và chăm sóc bệnh nhân bỏng nặng qua các thời kỳ.
1. Giai đoạn sốc bỏng:
- Đặc điểm:
Sốc bỏng là rối loạn bệnh lý toàn thân do vết bỏng gây ra, trong giai đoạn này bệnh nhân thường không tỉnh táo, tự chủ và dễ bị kích thích bởi các tác nhân từ bên ngoài. Đồng thời những rối loạn chức năng trong cơ thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiêu hoá và hấp thụ của bệnh nhân vấn đề quan trọng nhất giai đoạn này là theo dõi sát các diễn biến bệnh lý và đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
- Chăm sóc bệnh nhân chung:
+ Động viên khích lệ bệnh nhân.
+ ủ ấm, thở oxy, băng bó...
+ Thường hạn chế hoặc tránh vận chuyển, thay đổi tư thế đột ngột, tránh tác động mạnh về tâm lý cũng như cơ học...
- Theo dõi điều trị:
+ Theo dõi tình trạng chung toàn thân của bệnh nhân xem sắc mặc, màu da, nhịp thở, cử động, ý thức của bệnh nhân xem có diễn biến gì bất thường báo lại bác sĩ phụ trách điều trị.
+ Theo dõi "4 ống" trong điều trị sốc bỏng:
"ống" thở oxy có thông không, có đúng nồng độ và thể tích không, đường vào đúng không - hút đờm rãi, kích thích ho khạc...
"ống" dây truyền tĩnh mạch: Thứ tự chỉ lệnh truyền của các loại dịch - thuốc pha vào các loại dịch và tiêm vào tĩnh mạch - chỉ lệnh tốc độ dịch truyền. Theo dõi toàn thân và các phản ứng bất thường khi truyền dịch.
"ống" thông nước tiểu: xem số lượng nước tiểu đầu, bỏ đi và tính số lượng nước tiểu từ khi đặt sonde theo thời gian. Nếu nước tiểu ra đều tốc độ trung bình > 30 giọt/phút là bình thường, chất lượng nước tiểu vàng trong, đo tỷ trọng thường 1,012-1,020. Nếu có bất thường như không thấy nước tiểu ra trong 1 giờ hoặc trung bình < 30 ml/giờ thì xem lại tốc độ và số lượng dịch truyền vào, đo HA, xem mạch và báo bác sỹ.
"ống" thông dạ dày: Thường đặt để hút dịch axit của dạ dày tránh làm loét ống tiêu hoá. Đôi khi có chỉ định còn dùng để đưa thuốc thức ăn vào dạ dày. Ngoài ra còn đặt để theo dõi tình trạng xuất huyết tiêu hoá và hút hơi ở dạ dày. Cần theo dõi số lượng và chất lượng qua ống nếu có bất thường (thường là xuất huyết tiêu hoá) thì đo mạch, HA và báo cáo bác sỹ để xử trí cấp cứu.
- Dinh dưỡng:
+ Với sốc bỏng nặng thì trong 3 ngày sốc bỏng ban đầu dinh dưỡng chủ yếu qua đường tĩnh mạch bằng thực hiện đơn y lệnh.
+ Với sốc bỏng nhẹ và đe doạ sốc ngoài việc phòng chống sốc tích cực có thể cho bệnh nhân ăn thức ăn lỏng qua đường tiêu hoá bằng tự ăn hoặc đặt sonde.
Ăn tăng 5-7 bữa/ngày, số lượng tăng dần từ 150ml-500ml/bữa ăn.
Số lượng dinh dưỡng đưa vào theo tỷ lệ G-P-L=5:3:2.
Sao cho đảm bảo 3.500-4.200 calo/24h.
Khi ăn có dấu hiệu nôn, trớ thì dừng lại sau 3 giờ kiểm tra lại thức ăn dư và đưa thức ăn trực tiếp vào dạ dày.
2. Giai đoạn nhiễm trùng nhiễm độc
- Đặc điểm:
Những biểu hiện bệnh lý chủ yếu ở tại chỗ là vết bỏng nhiễm trùng, hoại tử rụng...
Toàn thân biểu hiện của nhiễm trùng nhiễm độc: sốt, rối loạn chuyển hoá, tiêu hoá hấp thu...
- Trong giai đoạn này chú trọng đặc biệt chống bội nhiễm làm sạch môi trường, theo dõi tại chỗ, toàn thân. Dinh dưỡng tốt chống suy mòn - tập vận động, tập thở, lý liệu pháp, chống loét điểm tỳ, xoa bóp.
Vệ sinh sạch vùng da lành, tầng sinh môn, tắm gội, cắt móng tay, chân.
Dinh dưỡng: đây là giai đoạn rối loạn nặng chuyển hoá thường tăng từ 50-200% so với bình thường để đáp ứng nhiễm trùng. Do vậy cần chú trọng cho bệnh nhân dinh dưỡng đủ số lượng và chất lượng đảm bảo cung cấp 3500-4500calo/ngày bằng 3 thành phần chính Gluxit # 500g, Protit # 250g, Lipit # 150g; 3 thành phần trên chế biến đa dạng, hợp khẩu vị, dễ tiêu hoá và cho ăn từ 5-7 bữa/ngày, đảm bảo vệ sinh. Ngoài ra còn bổ sung sinh tố bằng ăn hoa quả, chín, hợp vệ sinh.
3. Giai đoạn suy mòn
- Đặc điểm:
Giai đoạn này vết thương chưa lành, cơ thể cạn kiệt gầy sút, ăn uống kém, khó tiêu hoá, xuất hiện những biến chứng và bước đầu có biểu hiện của các di chứng, dễ loét điểm tỳ, lười vận động.
- Giai đoạn này chú ý:
+ Dinh dưỡng tốt cho bệnh nhân bằng các thức ăn dễ ăn kèm theo dinh dưỡng đường tĩnh mạch.
+ Đảm bảo khẩu phần dinh dưỡng cho bệnh nhân, với những bệnh nhân ăn kém,
lười ăn cần đặt sonde dạ dày lưu để cho ăn hàng ngày.
- Chăm sóc bệnh nhân cần chú ý tập vận động vùng lâu ngày không vận động và những vùng bỏng mới khỏi tập từ từ, từ nhẹ đến nặng dần, tránh gây kích thích hoặc thất bại trong tập tạo chán nản cho bệnh nhân, lý liệu pháp kèm theo tập vận động, vệ sinh răng miệng, tầng sinh môn, tránh loét các điểm tỳ, tập ho, thở. Những bệnh nhân chưa tập đi lại được thì yêu cầu tập cường cơ bất động tại giường, trăn trở chống loét.
4. Giai đoạn hồi phục và di chứng
- Trong giai đoạn này về chăm sóc chú ý hướng dẫn tập vận động tối đa hướng tới sinh hoạt bình thường.
- Dinh dưỡng cho ăn đủ, chú ý ăn trả bữa ở bệnh nhân.
C. Kết luận:
- Trong điều trị bệnh nhân bỏng nặng việc phối hợp chặt chẽ giữa điều trị và chăm sóc dinh dưỡng tốt bệnh nhân, sẽ cứu sống được nhiều bệnh nhân bỏng nặng.
- Công tác dinh dưỡng và chăm sóc bệnh nhân có một vai trò hết sức quan trọng đảm bảo vật chất nền tảng cho cơ thể chống lại bệnh tật cũng như làm quen với môi trường và hoàn cảnh mới.
- Đây là một công tác đòi hỏi tốn nhiều công sức, tỉ mỉ, kiên trì đòi hỏi nhiều ở sự cố gắng của một đội ngũ Điều dưỡng viên.
Tin tức mới nhất
Sử dụng paracetamol dạng truyền tĩnh mạch (1 gram/100 mL)
DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU KHÓA III, NHIỆM KỲ 2024 -2029
Wordwall là một công cụ dạy học trực tuyến
2 Diagnostics infirmiers NANDA 2021 -2023
Kỷ yếu hội nghị Điều dưỡng Bệnh viện HN Việt Đức 2022
Sample size calculator
Nghiên cứu bắt đầu từ đâu
Học thống kê với Dr Nuc
Hồi quy và tương quan
học Spss
địa chỉ open journal
Phần mềm điện thoại nursing