Mở cửa: Từ 8:00 đến 18:00 (Tất cả các ngày trong tuần)

banner
banner
banner
banner
icon next
icon prev

Một số phương pháp chọn mẫu phổ biến

 Một số phương pháp chọn mẫu phổ biến

Sau khi đã xác định được đối tượng nghiên cứu và cỡ mẫu nghiên cứu, nghiên cứu viên cần tiếp tục đưa ra phương pháp chọn mẫu phù hợp. Trong đó, có 2 nhóm phương pháp chọn mẫu phổ biến là phương pháp chọn mẫu xác suất và chọn mẫu không xác suất.

Trong phương pháp chọn mẫu xác suất, mỗi đối tượng nghiên cứu được lựa chọn ngẫu nhiên vào nghiên cứu. Còn với phương pháp chọn mẫu không xác suất, chọn mẫu không dựa trên các nguyên lý thống kê học, mẫu không đại diện cho quần thể.

Chọn mẫu xác suất (probability sampling)

1.1 Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn (Simple random sampling)

– Khái niệm: Là mẫu mà tất cả các thể trong quần thể có cùng cơ hội để chọn vào mẫu. Đây là dạng đơn giản nhất của mẫu xác suất.
– Để chọn một mẫu ngẫu nhiên đơn bạn cần:
+ Lập danh sách toàn bộ những đơn vị trong quần thể từ đó bạn muốn rút ra một mẫu.
+ Đánh số thứ tự các cá thể.
+ Xác định cỡ quần thể N, xác định cỡ mẫu n.
+ Sử dụng phương pháp “bốc thăm” hoặc sử dụng “bảng số ngẫu nhiên” chọn đối tượng cho tới khi đủ cỡ mẫu.
– Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn ứng dụng với các nghiên cứu có cỡ mẫu nhỏ.
– Ưu/nhược điểm:
+ Ưu điểm: Cách làm đơn giản, tính đại diện cao; Có thể lồng vào các kỹ thuật chọn mẫu khác.
+ Nhược điểm: Cần phải có khung mẫu; Các cá thể được chọn vào mẫu có thể phân bố tản mạn trong quần thể, do vậy việc thu thập số liệu tốn kém và mất thời gian.

1.2 Chọn mẫu hệ thống:

– Trong mẫu hệ thống những cá thể được chọn theo một khoảng cách đều đặn (ví dụ cứ năm đơn vị ta lại lấy một đơn vị) từ khung mẫu.
– Các bước tiến hành:
+ Xác định và đánh số thứ tự đơn vị mẫu (khung mẫu)
+ Xác định cỡ mẫu n
+ Xác định khoảng cách mẫu k=N/n
+ Chọn đơn vị mẫu đầu tiên i nằm giữa 1 đến k bằng phương pháp ngẫu nhiên (sd bảng số ngẫu nhiên hoặc rút thăm)
+ Chọn các đơn vị mẫu tiếp theo bằng cách cộng k với đơn vị mẫu đầu tiên, tiếp tục cho đến khi dủ số mẫu: i+1k; i+2k; i+3k…i+(n-1)k.
– Ưu/nhược điểm:
+ Ưu điểm: Mẫu được phân bố đồng đều trong khung mẫu; Nhanh dễ áp dụng; Đơn giản trong điều kiện thực địa
+ Nhược điểm: Đơn vị mẫu không xếp ngẫu nhiên, thiếu đại diện

1.3 Chọn mẫu phân tầng

– Được lựa chọn khi nghiên cứu muốn đảm bảo tính đại diện của mẫu cho từng nhóm quần thể, ví dụ như tuổi, giới.
– QT mẫu được chia thành các tầng. Các tầng có chung đặc điểm (vùng miền, giới, nhóm tuổi…). Mẫu được chọn riêng biệt cho từng tầng (dùng pp ngẫu nhiên đơn hoặc ngẫu nhiên hệ thống). Cỡ mẫu từng tầng được chọn dựa trên tỷ lệ của cỡ dân số tại tầng đó với QT.
– Mẫu phân tầng chỉ có thể áp dụng khi chúng ta biết tỷ lệ của nhóm chúng ta cần quan tâm trong QT là bao nhiêu.

1.4. Chọn mẫu chùm/cụm

– Việc chọn những nhóm các đơn vị nghiên cứu (các cụm) thay cho việc chọn cá nhân những đơn vị nghiên cứu được gọi là mẫu cụm. Các cụm thường là những đơn vị địa lý (như, các huyện, các làng) hoặc những đơn vị tổ chức (như, các phòng khám, những nhóm đào tạo).
– Các bước:
+ Xác định cụm/chùm (theo địa lý hoặc tổ chức)
+ Lập danh sách chùm/cụm
+ Chọn chùm theo pp ngẫu nhiên đơn hoặc hệ thống.
+ Chọn các cá thể ở mỗi chùm/cụm bằng cách: lựa chọn tất cả cá đơn vị mẫu trong chùm/cụm (chùm bậc 1); lập DS tại mỗi chùm/cụm, chọn cá thể bằng phương pháp ngẫu nhiên đơn hoặc hệ thồng (chùm bậc 2)
– Ưu/nhược điểm:
+ Ưu điểm: Có thể áp dụng trong điều tra phạm vi rộng, phân tán, không có được danh sách các đơn vị nghiên cứu; Khung mẫu đơn giản, dễ lập; Điều tra dễ, nhanh vì đối tượng nghiên cứu được nhóm lại; Nâng cao chất lượng giám sát và đảm bảo chất lượng số liệu; Tiết kiệm kinh phí, thời gian
+ Hạn chế: Tính chính xác và đại diện thấp; Cần số chùm/cụm lớn (thường số chùm >30)

1.5 Chọn mẫu nhiều giai đoạn

– Phương pháp được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu lớn, phạm vi địa lý rộng
– 2 giai đoạn:
+ QT được chia thành các chùm/cụm, mẫu chùm/cụm được chọn
+ Các cá thể được chọn từ các chùm/cụm
– Nhiều giai đoạn
+ QT được chia thành các chùm/cụm, mẫu chùm/cụm được chọn
+ Các chùm/cụm từ GĐ 1 được chia thành các chùm/cụm nhỏ hơn, mẫu chùm/cụm 2 được chọn
+ Các cá thể được chọn từ các chùm/cụm 2
– Tại các giai đoạn các phương pháp ngẫu nhiên đơn, hệ thống hay phân tầng được sử dụng.

1.6 Chọn mẫu tỷ lệ với cỡ dân số PPS

– Là phương pháp chọn mẫu nhiều giai đoạn. Xác suất được chọn vào mẫu của chùm/cụm được tỷ lệ với cỡ dân số của chùm/cụm đó. PPS rất hữu ích khi cỡ dân số của các chùm/cụm khác biệt nhau nhiều. Kết hợp với việc chọn số mẫu tương đương nhau tai các chùm/cụm, PPS đảm bảo các cá thể mẫu được chọn vào mẫu với cùng xác suất. PPS được sử dụng rất nhiều trong các điều tra nghiên cứu hành vi, trong điều tra hộ gia đình.
– Phương pháp:
+ Chuẩn bị danh sách đơn vị mẫu đầu tiên với dân số tương ứng cho mỗi đơn vị mẫu
+ Bắt đầu từ phần đầu DS, tính dân số lũy tích và ghi lại vào cột bên cạnh cột về dân số tương ứng với mỗi đơn vị mẫu
+ Tính khoảng cách mẫu (SI) bằng cách chia tổng số dân số lũy tích (M) cho tổng số đơn vị mẫu cần chọn (a)
+ Chọn một số ngẫu nhiên (RS) giữa 1 và khoảng cách mẫu. So sánh số ngẫu nhiên này với số dân tích lũy. Số nào gần nhất với RS sẽ được chọn làm đơn vị mẫu đầu tiên.
+ Các đơn vị mẫu tiếp theo sẽ được chọn theo công thức: RS + SI; RS + 2SI;…RS + (a-1)SI.

2. Chọn mẫu không xác suất (non-probability sampling)

2.1 Chọn mẫu thuận tiện

Đạt được trên cơ sở các cá thể có sẵn khi thu thập số liệu. Ví dụ: tất cả các bệnh nhân đến khám tại phòng khám hằng ngày. Phương pháp này không quan tâm đến việc sự lựa chọn có ngẫu nhiên hay không. Đây là cách chọn mẫu hay gặp trong nghiên cứu lâm sàng.

2.2. Chọn mẫu chỉ tiêu

Là phương pháp đảm bảo rằng một số nhất định các đơn vị mẫu từ các loại khác nhau của quần thể nghiên cứu với các tính đặc trưng sẽ có mặt trong mẫu. Nó giống như chọn mẫu tầng nhưng không ngẫu nhiên.

2.3. Chọn mẫu mục đích

Nhà nghiên đã xác định trước các nhóm quan trọng để tiến hành thu thập số liệu. Các nhóm khác nhau sẽ có tỉ lệ mẫu khác nhau. Đây là cách hay dùng trong các điều tra thăm dò, phỏng vấn sâu.

3. Chọn mẫu trong thử nghiệm lâm sàng hoặc thực nghiệm

Thường đượng áp dụng khi tác giả muốn so sánh tác dụng của các phương pháp khác nhau, hiệu quả của thuốc mới. Trong trường hợp này cần phải có hai nhóm nghiên cứu để so sánh. Khi nghiên cứu này được tiến hành trên người, sẽ có rất nhiều vấn đề đạo đức và chọn mẫu. Người nghiên cứu phải đảm bảo tính an toàn của can thiệp. Mục đích và lợi ích của nghiên cứu cần phải được giải thích rõ ràng cho đối tượng được chọn vào nghiên cứu và việc tham gia vào nghiên cứu phải hoàn toàn tự nguyện. Do đặc tính này nên mẫu được chọn trong nghiên cứu này thường thiếu tính đại diện cho quần thể chung, tuy nhiên nó có thể phần nào đại diện cho nhóm cá thể có cùng mọi tính chất như cá thể được chọn vào nghiên cứu. Một điều cần lưu ý rằng: mục đích ngoại suy không quan trọng bằng mục đích thử nghiệm, do vậy điều quan trọng hơn là phân bố đối tượng vào các nhóm nghiên cứu sao cho ngẫu nhiên.

 

The best knife sharpener in the world is the one you have in your kitchen. And it doesn't have to be a fancy sharpening stone from Japan. The simplest and fastest way to sharpen a knife is with a steel. Steel is one of the basic tools that is at home in any kitchen. This is a quick post for a blog about cooking.

 

1. What makes a good knife sharpener?

First, you should identify the type of knife you have. You can look for a knife sharpener that can sharpen knives for different types of knives. For instance, if you have a knife that is serrated, you will need a knife sharpener that can sharpen serrated knives. In addition to that, it is important to make sure that the sharpener has a durable build. If you are looking to purchase a manual sharpener, make sure it has a handle that is comfortable and easy to hold. Furthermore, it should have a sharpening stone that can be replaced when it becomes dull. Finally, you should consider the price of the sharpener. A good manual sharpener should be affordable and should be within the budget of most people.


2. What are the different types of knife sharpeners?

There are a lot of different types of knife sharpeners. They vary in size, shape, and function. Some of the most common types of knife sharpeners are electric and manual. The electric knife sharpeners are great for quickly and efficiently sharpening knives. The manual knife sharpeners are great for individuals who want to learn how to sharpen knives. However, they require a lot of time and patience. There are also some other types of knife sharpeners that include honing rods, diamond steels, and ceramic rods. The honing rod is a fixed angle sharpener, while the diamond steel is a manual sharpener that uses a diamond to sharpen the knife. The ceramic rod is also a manual sharpener, but it uses ceramic rods to sharpen the knife.


3. How to use a whetstone

A whetstone is an abrasive stone that is used to sharpen metal tools, like knives. You can use a whetstone to sharpen your knives at home. If you don’t have a whetstone, you can use a piece of ceramic tile to sharpen your knives. You can also use a water stone, which is a harder stone that is used to sharpen knives. In order to use a whetstone, you must first put the knife on the whetstone and make sure it is at the right angle. You can do this by putting the knife on the whetstone and placing one of your fingers on top of the blade. You must also make sure that the blade is at the right angle so that it can make contact with the whetstone. You can then slowly move the blade across the stone using light strokes. After a few strokes, you can use more pressure to get a better edge on the blade. You can also use a sharpening steel to help you to sharpen your knife.


4. Conclusion.

We hope you enjoyed our blog post on the best knife sharpener in the world. We were able to come up with a few good recommendations for the best knife sharpeners on the market. We hope that you find our article to be helpful! If you have any questions about knife sharpeners or anything else, please don't hesitate to reach out to us at Wild Kitchen. We are always happy to hear from our readers!

Tin tức mới nhất