Mở cửa: Từ 8:00 đến 18:00 (Tất cả các ngày trong tuần)

banner
banner
banner
banner
icon next
icon prev

Hướng dẫn khai báo cơ sở dữ liệu trong Epidata

Hướng dẫn khai báo cơ sở dữ liệu trong Epidata
Hướng dẫn khai báo cơ sở dữ liệu trong Epidata

Hướng dẫn khai báo cơ sở dữ liệu trong Epidata

Sau khi cài đặt phần mềm Epidata vào máy tính, làm thế nào để khai báo cơ sở dữ liệu trong Epidata? Phần này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn khai báo cơ sở dữ liệu trong Epidata.

Để khai báo cơ sở dữ liệu trong Epidata các bạn làm theo các bước sau”

Bước 1: Lập bảng mã hóa dữ liệu

Trước tiên cần thiết kế bảng mã hóa dữ liệu. Bảng mã hóa dữ liệu cần đơn giản, dễ hiểu, và khoa học. Ví dụ:

Tên biến Nhãn biến (câu hỏi) Nhãn giá trị (câu trả lời) Giá trị biến (mã hóa)
A1 Giới tính Nam

 

Nữ

1

 

2

A2 Nghề nghiệp Công nhân/ viên chức

 

Hưu trí

Nông dân

Lao động tự do

Khác

1

 

2

3

4

5

 

Bước 2: Tạo tệp .QES

        
Trước khi tạo tệp .Qes cần xác định:

-Câu hỏi là nhiều lựa chọn hay một lựa chọn

-Nó là câu hỏi/ mục thông tin dạng chữ (text) hay dạng số (numberic) hay ngày/tháng/năm. Với kiểu dữ liệu dạng số hoặc dạng chữ xác định độ lớn của các ký tự mà biến đó có thể nhận.

Các chuỗi định dạng hay dùng:

Chuỗi định dạng Giải thích
<IDNUM> Dạng số được Epidata sinh tự động khi nhập, giá trị của biến này tương ứng số thứ tự của bản ghi được nhập vào chương trình
# Trường số “numberic”
_ Sử dụng khai báo cho dữ liệu dạng chữ hoặc số

 

Độ rộng lớn nhất là 80 ký tự (gạch dưới _)

<A      > Trường chữ “String”

 

Chữ viết hoa

Sau “A” bấy nhiêu lần cách là bấy nhiêu ký tự

<dd/mm/yy> hoặc <dd/mm/yyyy>

 

<today-dmy>

Khai báo ngày, tháng, năm

 

Hiển thị theo ngày trên “đồng hồ máy tính” khi nhập liệu

 

Cấu trúc khai báo một biến trên Epidata:

[Tên biến] [Nhãn biến] [Kiểu dữ liệu]

Ví dụ:

A.   Thong tin chung

 

ID                  ma phieu               <IDNUM>

DATEL         ngay nhap lieu       <today-dmy>

DATE            ngay PV                <dd/mm/yyyy>

NAME           ho va ten                ____________________

SEX               gioi tinh                  #

AGE              tuoi                         ##

HEIGHT        chieu cao               ###.##

WEIGHT       can nang                ##.##

Một cách khác để khai báo kiểu biến và độ dài ký tự của biến:

-Dùng tổ hợp phím “Ctrl + Q”

-Đặt con trỏ chuột vào vị trí cần khai báo

-Chọn kiểu dữ liệu

-Khái báo độ rộng ký tự cần thiết

-Insert

Để xem trước form nhập liệu sử dụng tổ hợp phím “Ctrl + T” hoặc

Bước 3: Tạo tệp .REC từ tệp .QES

Click vào Make Data File và chọn Make Data File

Bước 4: Tạo tệp .CHK tạo sự ràng buộc số liệu khi nhập liệu

Range, Legal:

Cho phép nhập 1 hoặc 1 khoảng dữ liệu hợp lệ vào biến đó

Lưu ý ngăn giữa 2 giá trị của khoảng bởi dấu gạch ngang “-”

Lưu ý: ngăn cách giữa các điều kiện bằng dấu phẩy “,”

Jump:

Tạo bước nhảy biến với cấu trúc [giá trị nhập vào]>[biến nhảy đến/ WRITE]

Must Enter:

Bắt buộc nhập, chỉ chọn khi xác định thông tin chắc chắn phải có để phân tích

Lưu ý, chúng ta không kiểm soát dữ liệu nó có đầy đủ hay không nên cân nhắc chọn “yes” để tránh sai sót do nhập liệu viên tự nghĩ ra

Repeat:

Lặp lại các giá trị của bản ghi trước bản ghi đang nhập

Value label:

Dán nhãn dữ liệu, lưu ý nhãn để trong ngoặc kép “”

Close: kết thúc việc tạo lệnh check

Edit: lệnh ràng buộc nâng cao

Bảng: Một số lệnh check ràng buộc hay dùng

Lệnh Giải thích Ví dụ
BEFORE ENTRY Trước khi nhập

 

Hàng dưới của nó phải hàm chứa một điều kiện nào đó

BEFORE ENTRY

 

<command>

<command>

END

AFTER ENTRY Sau khi nhập

 

Hàng dưới của nó phải hàm chứa một điều kiện nào đó

 
TOPOFSCREEN Tạo trường nhập để gán giá trị sau khi nhập cho biến khác  
HIDE/UNHIDE Ẩn biến hoặc không ẩn biến khi có một điều kiện nào đấy  
IF……. THEN Các hàm điều kiện

 

AND: và/đồng thời

OR: hoặc

<>: khác

>: lớn hơn

<: nhỏ hơn

+ cộng

-trừ

* nhân

/ chia

 
HELP Thông báo muốn hiển thị

 

Khi nhập giá trị nào đó vào ô có lệnh help > nhắc nhở khi nhập không đúng

 
Id

 

KEY UNIQUE 1

CONFIRMFIELD

END

Khi nhập một mã số mà trùng với mã số trước đó đã nhập rồi thì hiển thị thông báo  

Hi vọng với chuỗi bài viết về epidata của chúng tôi các bạn đọc đã có thể sử dụng phần mềm hữu ích này cho công việc của mình.

Tin tức mới nhất