Danh mục
Đo áp lực bóng chèn ống nội khí quản hoặc mở khí quản là đảm bảo bóng chèn có một áp lực hợp lý tác dụng lên khí quản của Người bệnh để đạt được mục đích của bóng chèn và không gây tai biến cho Người bệnh.
1. Mục đích của bóng chèn (cuff) ống nội khí quản hoặc mở khí quản:
- Giữ ống nội khí quản hoặc mở khí quản không bị tuột.
- Chánh mất áp lực đường thở trong trường hợp thở máy.
- Ngăn chặn dịch tiết từ họng miệng vào đường thở.
- Chánh nhiễm trùng.
2. Áp lực của bóng chèn (cuff) ống nội khí quản, mở khí quản:
- Áp lực của bóng chèn cần nhỏ hơn áp lực tưới máu mao mạch ở khoảng 18 → 22 mmHg. Hoặc 25 → 30 cm nước.
- Nếu quá cao gây thiếu máu tổ chức tại chỗ bóng chèn dẫn đến loét do tì đè → hoại tử → thủng khí quản.
- Nếu để quá thấp thì không đạt được mục đích.
- Thực hiện đo áp lực bóng chèn cho tất cả các Người bệnh có đặt ống nội khí quản, mở khí quản.
- Thời gian đo: ngày 4 lần trong mỗi ca, đo trước và sau khi thay băng ống nội khí quản hoặc mở khí quản.
- Không có chống chỉ định tuyệt đối.
- Không nên đo áp lực bóng chèn ống nội khí quản, mở khí quản khi Người bệnh đang kích thích ho, co giật, co thắt phế quản.
1. Người thực hiện: điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa Hồi sức cấp cứu
2. Dụng cụ
2.1 Vật tư tiêu hao
- Đồng hồ đo áp lực cuff
- Cồn 90 độ
- Gạc miếng vô khuẩn
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Xà phòng rửa tay diệt khuẩn
- Mũ : 01 cái
- Khẩu trang : 01 cái
3. Người bệnh Thông báo giải thích cho Người bệnh hoặc gia đình Người bệnh biết việc sắp làm
4. Hồ sơ bệnh án, phiếu chăm sóc
1. Điều dưỡng đội mũ, đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước.
2. Mang dụng cụ đến giường Người bệnh, đặt Người bệnh vị trí thích hợp.
3. Điều Dưỡng cầm đồng hồ đo nối với đầu ngoài của bóng chèn nhìn áp lực thực tế trên đồng hồ là áp lực hiện tại của bóng chèn. nếu đã đạt áp lực chuẩn thì tháo máy đo ra. Nếu chưa đạt thì bơm lên sao cho đạt rồi mới tháo máy đo ra.
4. Vệ sinh đồng hồ bằng cồn 700 để khô rồi cất máy.
5. Điều dưỡng rửa tay bằng dung dịch savondoux dưới vòi nước, ghi phiếu theo dõi áp lực hiện tại của bóng chèn.
Chú ý: Đo áp lực bóng chèn lúc NGƯỜI BỆNH không có kích thích, không ho, co thắt thanh quản.
- Cuff xẹp chậm lỗ dò thường nhỏ, vỡ cuff lỗ dò lớn cuff xẹp nhanh xẹp hoàn toàn. Tùy theo lỗ dò to hay nhỏ nên cuff sẽ xẹp nhanh hay chậm
- Khi cuff bị xẹp Người bệnh đang thở máy sẽ thấy luồng khí lên họng miệng, sùi bọt ở miệng, máy báo áp lực đường thở thấp. xẹp ít thấy sùi bọt ở miệng Người bệnh. cần kiểm tra lại áp lực, kiểm tra lại dây và van cuff.
- Nếu van bị hỏng, cuff bị vỡ cần báo bác sỹ để thay ống nội khí quản/mở khí quản.
- Trào dịch hầu họng đọng phía trên bóng chèn xuống phổi: cần hút hầu họng trước khi tiến hành kỹ thuật, nếu có hiện tượng trên cần nhanh chóng duy trì lại áp lực bóng chèn và tiến hành hút đờm ngay
- Vỡ bóng chèn: cần thay ống nội khí quản hoặc ống mở khí quản
1. Jane Mallett, John Albarran, Annette Richardson; (2013); Complication of tracheal cuff pressure measurement; Critical Care Manual of Clinical Procedures and Competencies; Wiley Black well; pp 76-79.
2. Lippincott's nursing procedures; (2009); Respiratory Care; Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 550-585
3. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Respiratory Function; Fundamentals of Nursing, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 833-875.
4. Truwit J.D; Epstein S.K; (2011); Practical Guide to Mechanical Ventilation
Tin tức mới nhất
Sử dụng paracetamol dạng truyền tĩnh mạch (1 gram/100 mL)
DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU KHÓA III, NHIỆM KỲ 2024 -2029
Wordwall là một công cụ dạy học trực tuyến
2 Diagnostics infirmiers NANDA 2021 -2023
Kỷ yếu hội nghị Điều dưỡng Bệnh viện HN Việt Đức 2022
Sample size calculator
Nghiên cứu bắt đầu từ đâu
Học thống kê với Dr Nuc
Hồi quy và tương quan
học Spss
địa chỉ open journal
Phần mềm điện thoại nursing