Danh mục
- Giữ răng miệng luôn sạch để phòng nhiễm khuẩn răng miệng.
- Chống nhiễm trùng trong trường hợp có tổn thương ở miệng.
- Giảm nguy cơ viêm phổi ở người bệnh có đặt nội khí quản (mở khí quản).
- Giúp người bệnh thoải mái dễ chịu ăn ngon.
- Đối với người bệnh có chỉ định chăm sóc hộ lý cấp I.
- Người bệnh hôn mê, người bệnh có đặt ống nội khí quản- mở khí quản.
- Người bệnh không thể tự vệ sinh răng miệng.
Không có chống chỉ định.
1. Người thực hiện: 01 điều dưỡng đã được đào tạo chuyên khoa Hồi sức cấp cứu
2. Phương tiện, dụng cụ
2.1. Vật tư tiêu hao
- Găng sạch
- Khay quả đậu
- Que đè lưỡi
- Ống hút đờm
- Bơm tiêm 20ml : 01 cái
- Bơm tiêm 10ml : 01 cái
- Kim lấy thuốc : 01 cái
- Dây hút silicon
- Bàn chải đánh răng loại nhỏ
- Cốc đựng nước
- Túi nilon đựng đồ bẩn
- Canuyn mở miệng
- Kem đánh răng
- Dung dịch xúc miêng
- Khăn bông nhỏ
- Gạc củ ấu
- Kìm Kocher không mấu
- Khay chữ nhật
- Natriclorua 0,9% - chai 250 ml
- Mũ : 01 cái
- Khẩu trang : 01 cái
- Dung dịch sát khuẩn tay nhanh
- Xà phòng rửa tay diệt khuẩn
- Dung dịch khử khuẩn sơ bộ
- Máy theo dõi
- Cáp điện tim
- Cáp đo SPO2
- Cáp đo huyết áp liên tục
- Bao đo huyết áp
2.2. Dụng cụ cấp cứu
- Bóng Ambu, mặt nạ bóp bóng.
- Bộ dụng cụ đặt ống nội khí quản, mở khí quản cấp cứu.
3. Người bệnh
- NGƯỜI BỆNH năm ngửa đầu cao 300, đầu nghiêng một bên đối với người bệnh hôn mê.
- Giải thích động viên người bệnh hặc gia đình người bệnh về việc sắp làm.
- Thông báo giải thích cho người bệnh hoặc người nhà về mục đích của việc vệ sinh răng miệng.
- Điều dưỡng rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang.
- Làm ướt bàn trải đánh răng, lấy kem đánh răng.
- Đổ dung dịch Nacl 0,9%, hoặc dung dịch súc miệng.
- Kiểm tra áp lực cuff nội khí quản (mở khí quản) nếu có.
- Trải khăn bông dưới cằm, má.
- Đặt người bệnh quay mặt về phía điều dưỡng.
- Đặt khay quả đậu cạnh má.
- Mở miệng người bệnh, tháo răng giả nếu có.
- Đánh răng cho người bệnh lần lượt các mặt răng: ngoài, trong, nhai.
- Dùng xilanh hút dung dịch súc miệng. Bơm rửa lại cho sạch miệng người bệnh.
- Với người bệnh không có răng hoặc có chấn thương vùng miệng, xương hàm. Vệ sinh miệng cho người bệnh bằng gạc củ ấu với dung dịch súc miệng.
- Lau khô miệng cho người bệnh
- Đặt người bệnh tư thế thích hợp.
- Thu dọn dung cụ, rửa tay.
- Ghi hồ sơ bệnh án hoặc bảng theo dõi.
- Theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 trong và sau khi tiến hành.
- Theo dõi tình trạng miệng của người bệnh xem có biểu hiện viêm miệng.
- Theo dõi ống nội khí quản hoặc mở khí quản có đúng vị trí không?
- Theo dõi và phát hiện sớm các tai biến và biến chứng của kỹ thuật.
- Người bệnh bị sặc dung dịch súc miệng. Xử trí hút sạch dung dịch trong miệng NGƯỜI BỆNH.
- Dị vật đường thở do gãy răng hoặc tụt răng giả. Xử trí kiểm tra răng yếu, tháo răng giả trước khi tiến hành kỹ thuật.
- Chảy máu chân răng hoặc tổn thương niêm mạc miệng. Xử trí theo dõi mức độ chảy máu, nếu chảy máu nhiều báo bác sỹ điều trị để có xử trí kịp thời.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y tế, Vụ khoa học đào tạo; (2006); Chăm sóc hàng ngày và vệ sinh cho người bệnh; Kỹ thuật điều dưỡng. Nhà xuất bản y học. Trang 139-152.
2. Joanne Tollefson; (2010); Physical Assessment; Clinical psychomotor skills; 4th Edition; Cengage Learning; pp 17-22.
3. Ruth F. Craven; Constance J. Hirnle; (2007); Self-care and Hygiene, Fifth Edition; Lippincott Williams & Wilkins; pp 726- 770.
Tin tức mới nhất
DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU KHÓA III, NHIỆM KỲ 2024 -2029
Wordwall là một công cụ dạy học trực tuyến
2 Diagnostics infirmiers NANDA 2021 -2023
Kỷ yếu hội nghị Điều dưỡng Bệnh viện HN Việt Đức 2022
Sample size calculator
Nghiên cứu bắt đầu từ đâu
Học thống kê với Dr Nuc
Hồi quy và tương quan
học Spss
địa chỉ open journal
Phần mềm điện thoại nursing
Kỷ yếu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa Việt nam 2019