Danh mục
- Duy trì khai thông đường dẫn khí, hạn chế nhiễm trùng đường hô hấp
- Đảm bảo đúng vị trí cố định của ống nội khí quản (NKQ)
- Áp dụng cho tất cả Người bệnh có ống NKQ
- Thời gian thực hiện: buổi sáng, khi băng bẩn hoặc có dấu hiệu lỏng vị trí cố định.
không có
1. Người thực hiện
- 02 điều dưỡng: 01 điều dưỡng phụ giúp, 01 điều dưỡng thực hiện
- Rửa tay, đội mũ, đeo khẩu trang
2. Dụng cụ
STT Dụng cụ |
Đơn vị |
Số lượng |
1 Dụng cụ tiêu hao |
gói |
01 |
2 Dụng cụ rửa tay, sát khuẩn |
gói |
01 |
3 Dụng cụ bảo hộ |
bộ |
01 |
4 Dụng cụ thủ thuật |
bộ |
01 |
5 Dụng cụ chăm sóc, thay băng vô khuẩn |
bộ |
01 |
6 Nước muối Natriclorua 0,9% |
ml |
100 |
7 Glycerin bonat |
lọ |
01 |
8 Khăn bông hoặc khăn giấy |
cái |
01 |
9 Bộ dụng cụ hút đờm |
bộ |
01 |
10 Dụng cụ, máy theo dõi ( nếu cần) |
bộ |
01 |
11 Túi đựng đồ bẩn |
cái |
01 |
3. Người bệnh
- Thông báo, giải thích cho người bệnh ( nếu Người bệnh tỉnh)
- Người bệnh được hút đờm sạch trước khi tiến hành
- Đặt Người bệnh ở tư thế thích hợp : ngửa thẳng, đầu cao 30 độ.
4. Phiếu theo dõi chăm sóc
1. Mở gói dụng cụ, đổ dung dịch nước muối 0,9% vào bát kền.
2. Đi găng sạch
3. Đặt khay quả đậu ở vị trí thích hợp
4. Kiểm tra áp lực cuff ống NKQ, nếu áp lực cuff từ 20 mmHg - 25 mmHg (24-30 cm H2O)là bình thường, trường hợp cuff xẹp cần bơm thêm.
5.Cắt dây buộc cố định cũ
6. Tháo bỏ băng cũ
7. Đánh giá vị trí của ống NKQ, bình thường mức cố định từ cung răng nam từ 21- 23 cm, nữ từ 22cm - 24 cm cung răng
8.Vệ sinh quanh ống NKQ, bằng nước muối sinh lý 0,9%, vệ sinh miệng, mũi, vết băng dính
9. Đưa ống NKQ sang bên đối diện, vệ sinh răng miệng bên còn lại.
10. Cố định ống nội khí quản đúng vị trí đánh dấu bằng băng dính.
11. Tháo bỏ găng bẩn
12. Đặt Người bệnh về tư thế thoải mái
13.Thu dọn dụng cụ
14. Rửa tay
15. Ghi bảng theo dõi điều dưỡng: tình trạng ống NKQ, mức đánh dấu từ cung răng ở mức bao nhiêu nhiêu cm, thời gian thực hiện, người thực hiện.
-Theo dõi áp lực cuff thường xuyên: áp lực cuff từ 20 - 25 mmHg(24-30 cm H2O) là bình thường, trường hợp cuff xẹp cần bơm thêm
-Theo dõi vị trí cố định ống NKQ, độ sâu của ống, băng dính lỏng hay chặt, bẩn để thay lại băng ngay.
1.Tuột ống NKQ: do áp lực cuff xẹp, dây buộc cố định lỏng,Người bệnh dãy dụa nhiều.
+ Theo dõi áp lực cuff thường xuyên
+ Cố định lại nếu dây cố định bị lỏng hoặc ống NKQ không đúng vị trí
2. Ống nội khí quản vào sâu quá gây xẹp phổi cho Người bệnh:
+ Cố định lại ống NKQ đúng vị trí + Báo bác sĩ cho Người bệnh chụp XQ phổi để đánh giá.
3. Người bệnh giãy dụa, co giật hoặc lấy tay giật ống ra ngoài: báo bác sĩ, không tự tiện đẩy ống vào.Bóp bóng ambu với oxy 100% trong khi chờ đợi đặt ống lại.
1. Lê Ngọc Trọng ( 2009), “Chăm sóc Người bệnh đặt ống nội khí quản,canuyn mở khí quản”,Điều dưỡng hồi sức cấp cứu, Bộ Y Tế, Nhà xuất bản giáo dục,trang 149 -155.
2. Vũ Văn Đính ( 1999). “Đặt ống nội khí quản cấp cứu”,Hướng dẫn quy trình Kỹ thuật Bệnh viện tập I ,Nhà xuất bản y học,trang 18-22.
3. Nguyễn Quốc Anh( 2012), “ Bảng kiểm kỹ thuật thay băng mở khí quản”, Bảng kiểm các quy trình kỹ thuật cơ bản chăm sóc Người bệnh, Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội , trang 17.
4. Trường trung cấp Y tế Bạch Mai( 2011), “Kỹ Thuật thay băng nội khí quản, mở khí quản”.
Tin tức mới nhất
DỰ THẢO VĂN KIỆN ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU KHÓA III, NHIỆM KỲ 2024 -2029
Wordwall là một công cụ dạy học trực tuyến
2 Diagnostics infirmiers NANDA 2021 -2023
Kỷ yếu hội nghị Điều dưỡng Bệnh viện HN Việt Đức 2022
Sample size calculator
Nghiên cứu bắt đầu từ đâu
Học thống kê với Dr Nuc
Hồi quy và tương quan
học Spss
địa chỉ open journal
Phần mềm điện thoại nursing
Kỷ yếu Chi Hội Điều dưỡng Ngoại khoa Việt nam 2019