Đối tác
Updatetap chi suc khoeNghiên cứumediaDiễn đàn NursetabtelemedicineNURSE TVO2 tivisức khỏe cộng đồngĐăng ký thành viêntap chi y hoc thuc hanhonis
Quảng cáo
adminQuảng cáo2Shop xì gà Hà Nội
Điều dưỡng Ngoai Khoa Cơ bản

THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
 
THEO DÕI ĐƯỜNG HUYẾT TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
chúng ta đã biết, một trong những mục đích chính trong điều trị đái tháo đường là giữ cho mức đường huyết nằm trong giới hạn cho phép bằng cách duy trì cân bằng giữa các yếu tố: chế độ dinh dưỡng + vận động + lối sống và sử dụng thuốc. Việc theo dõi đường huyết sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ mối tương quan giữa các yếu tố nói trên, từ đó, bác sĩ và bệnh nhân có thể cùng nhau đưa ra một kế hoạch điều trị phù hợp, duy trì đường huyết ổn định và hạn chế được các biến chứng do căn bệnh này gây ra. 1. Tôi cần chuẩn bị những dụng cụ gì để tự kiểm tra đường huyết của mình? - Máy đo đường huyết: hãy đến cửa hàng dụng cụ y khoa và lựa chọn cho mình loại máy đo thích hợp nhất. - Kim lancet: thông thường sẽ được bán kèm theo với máy thử. - Que thử đường huyết. 2. Tôi sẽ tiến hành như thế nào? * Hãy luôn nhớ rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi bạn thực hiện thử máu nhé! - Sát trùng vị trí lấy máu (thông thường sẽ chọn ở cạnh bên đầu ngón tay áp út, chọn nơi có vùng da mỏng. Nếu bạn sử dụng bút bắn kim, hãy xoay để chọn mức độ đâm kim sâu/nông phù hợp), ép dồn máu về đầu ngón và dùng kim trích máu. - Đưa đầu que thử gần giọt máu để hút máu vào. Gắn que thử vào máy và chờ đọc kết quả (thường khoảng 10s). Lưu ý: đọc hướng dẫn sử dụng máy thật kỹ vì có những loại máy chỉ cho phép hút máu sau khi đã gắn que vào máy và trên máy hiển thị hình giọt máu. * Đơn vị kết quả có thể là mmol/L hoặc mg/dL. + "Quy tắc" số 18: NHÂN hoặc CHIA cho số 18. a. Công thức quy đổi từ đơn vị mg/dL sang mmol/LCHIA 18. Tức là mmol/L = mg/dL : 18 Ví dụ: như chỉ số xét nghiệm của bạn là 125 mg/dL nếu muốn chuyển sang đơn vị mmol/L thì bạn chỉ cần lấy 125 CHIA cho 18. Cụ thể là: 125 (mg/dL) : 18 = 6,9 mmol/L b. Tương tự, công thức quy đổi từ đơn vị mmol/L sang mg/dLNHÂN 18. Tức là mg/dL = 18 × mmol/L Ví dụ như chỉ số xét nghiệm đường huyết của bạn là 7,8 mmol/L nếu muốn chuyển sang đơn vị mg/dL thì bạn chỉ cần lấy 7,8 NHÂN với 18. Cụ thể là: 7,8 (mmol/L) x 18=140,4 mg/dL *Mẹo” để nhớ ! Do mg/dL luôn là số lớn hơn, nên ta nhớ Chia nó cho 18 để đổi sang mmol/L (số nhỏ hơn). Do mmol/L luôn là số nhỏ hơn, nên ta nhớ Nhân nó cho 18 để đổi sang mg/dL (số lớn hơn).
3. Khi nào cần kiểm tra đường huyết? Thời điểm và số lần kiểm tra đường huyết được đưa ra dựa vào tình trạng từng bệnh nhân, phân loại tiểu đường, loại thuốc và/hoặc loại insulin đang sử dụng. Các thời điểm cần thử được đưa ra như sau: - Trước bữa sáng. - Trước bữa trưa/tối. - 2 giờ sau ăn. - Trước khi đi ngủ. - Trước khi vận động, tập luyện nặng. - Khi cảm thấy khó chịu: lạnh, vã mồ hôi, run, choáng váng/chóng mặt... Mặc dù máy có chế độ ghi nhớ số liệu kết quả của các lần đo, bạn vẫn cần thiết lập cho mình cuốn sổ tay nhỏ, ghi chú mức đường huyết tại các thời điểm thực hiện và báo cho bác sĩ để điều chỉnh kế hoạch điều trị thích hợp. Một số loại máy có chức năng hỗ trợ cho phép lưu trữ và tải về bảng so sánh dưới dạng đồ thị hoặc biểu đồ, điều này vô cùng hữu ích khi chúng không chỉ thể hiện sự thay đổi mức đường huyết mà còn cho thấy chi tiết về chế độ ăn, chế độ vận động và các thông tin thích hợp khác. Đối với bệnh nhân đái tháo đường type 1, khuyến cáo thử test 4 lần/ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo theo dõi thường xuyên hơn (ví dụ như khi đang sử dụng insulin tiêm). * Cần theo dõi đường huyết thường xuyên hơn đối với: - Khi hoạt động thể lực nặng/nhẹ hơn. - Bệnh hoặc căng thẳng. - Thay đổi thói quen hằng ngày (thói quen ăn uống hoặc đi du lịch). - Thay đổi hoặc có sự điều chỉnh trong định liều insulin, thuốc điều trị. - Trải qua các triệu chứng hạ/tăng đường huyết. - Vã mồ hôi buổi đêm hoặc đau đầu vào buổi sáng. - Ở phụ nữ đang dự định mang thai hoặc đang mang thai. - Trước/sau các phẫu thuật nhỏ trong ngày. - Sau khi điều trị nha khoa. 4. Tại sao việc test đường huyết lại quan trọng? - Giúp củng cố và đưa ra lối sống phù hợp. - Sự thay đổi đường huyết giúp cảnh báo bạn cũng như nhân viên y tế có thể kiểm soát, thay đổi kế hoạch điều trị, từ đó phòng ngừa được các biến chứng. * Và, theo dõi đường huyết cũng đem lại lợi ích: - Giúp bạn tự tin trong việc tự chăm sóc bản thân. - Hiểu rõ hơn mối tương quan giữa mức đường huyết, chế độ ăn, chế độ vận động và các hoạt động sống khác (du lịch, căng thẳng...) => lối sống đúng và tuân thủ điều trị thuốc. - Giúp phát hiện hạ hoặc tăng đường huyết quá mức. - Giúp bác sĩ dễ dành theo dõi và điều chỉnh liều lượng insulin, thuốc, phân chia lại bữa ăn/chế độ kiêng cữ khi chưa đạt được mức đường huyết lý tưởng. 5. Mức đường huyết lý tưởng:
Kết quả thử đường được đánh giá bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL. Mức đường huyết lý tưởng sẽ phụ thuộc vào độ tuổi, thời gian mắc bệnh, thuốc sử dụng và các vấn đề bệnh lý kèm theo. 6. Yếu tố nào ảnh hưởng đến mức đường huyết? - Thức ăn: thời gian ăn, loại và lượng tinh carbohydrate đưa vào (ví dụ: bánh mỳ, nui, ngũ cốc, rau quả, trái cây và sữa. - Chế độ tập luyện hằng ngày. - Bệnh hoặc đau. - Thuốc điều trị tiểu đường. - Rượu. - Stress/căng thẳng/trầm cảm. - Các loại thuốc khác: + Nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp: ví dụ như furosemide, bumetanide, acetazolamide, indapamide, hydeochlorothiazid, chlorothiazi... + Nhóm thuốc chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch (như các chế phẩm của corticoid: prednisolon, methylprednisolon, dexamethason…) gián tiếp ảnh hưởng lên sự bài tiết insulin nên cũng làm đường huyết tăng. Glucocorticoid được sử dụng trong điều trị viêm khớp, hen phế quản, dị ứng... làm tăng tổng hợp glucose mà còn làm tăng đề kháng insulin. + Nhóm thuốc nội tiết (như Levothyroxin, levothyrox, L-thyroxin...). + Nhóm an thần. + Nhóm điều trị hen. + Loại thuốc khác như cyclophosphamid (dùng trong các bệnh khớp, ung thư), các thuốc chống viêm không steroid (dùng trong viêm khớp dạng thấp, gút), nicotin (trong khói thuốc lá), caffein (trong cà phê), Phenytoin (dùng chống động kinh)... - Kỹ thuật thử máu.
7. Nếu bạn cảm thấy kết quả thử máu không đúng, hãy trả lời các câu hỏi sau: - Que thử còn hạn? - Bạn có sử dụng đúng que thử quy định của máy và đã gắn que đúng cách chưa? Que thử liệu có bị ảnh hưởng bởi thời tiết, nhiệt hay ánh sáng? - Lượng máu máy hút vào đã đủ? - Bạn đã rửa tay sạch và lau khô tay trước khi thực hiện thử? Tay còn ướt cồn cũng có thể làm sai lệch kết quả. - Máy thử có sạch không? Máy có bị ảnh hưởng nhiệt quá nóng/quá lạnh? Mã code có chính xác không? - Máy có bị yếu/hết in không? Các máy đo có thể cho ra kết quả khác nhau, tuy nhiên, không quá 2mmol/L. * Bảo quản que thử: - Trữ que thử ở nơi mát, khô ráo. - Đậy nắp lọ ngay sau khi lấy que. - Kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua và sử dụng. 8. Xét nghiệm HbA1C là gì? - Đây là loại xét nghiệm cho biết mức đường huyết trung bình của bạn trong khoảng thời gian 10 - 12 tuần trở lại đây, được thực hiện theo chỉ định bác sĩ mỗi 3 - 6 tháng,còn chỉ số đường huyết nhanh cho biết kết quả hiện tại ngay lúc thử. * Liệu nó có thay thế cho việc thử đường nhanh tại nhà? - Xét nghiệm HbA1C không dùng thay thế cho xét nghiệm đường nhanh tại nhà mà chúng được dùng kết hợp với việc kiểm soát đường huyết tại nhà để điều chỉnh thuốc tiểu đường cho người bệnh do chúng cung cấp “bức tranh toàn cảnh” về tình trạng bệnh lý của bạn và liệu trình điều trị. * Mức HbA1C lý tưởng: 6.5 - 7% (tương đương 48 - 53 mmol/mol) (có thể cao hơn ở 1 số người như trẻ em hoặc người già). Bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn về mức lý tưởng dựa trên tình trạng của bạn. ----------- Người bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) có nguy cơ tử vong chủ yếu do các biến chứng bệnh. Một số biến chứng thần kinh ngoại vi (tê bì châm chích chân tay, da khô, suy giảm khả năng tình dục do rối loạn cương) hay nhiễm trùng (nhiễm trùng da, nhiễm trùng âm đạo, vết thương lâu lành, xuất hiện các vết loét ở bàn chân) có thể được phát hiện sớm do người bệnh có thể tự nhận thấy. Vì vậy, hãy học cách chăm sóc, theo dõi bệnh và phối hợp với nhóm chăm sóc sức khỏe của bạn để giữ được mức đường huyết lý tưởng ổn định, phòng tránh được các biến chứng nguy hiểm.
trượt trái
trượt phảiEbooks Nursing
^ Về đầu trang