Đối tác
Updatetap chi suc khoeNghiên cứumediaDiễn đàn NursetabtelemedicineNURSE TVO2 tivisức khỏe cộng đồngĐăng ký thành viêntap chi y hoc thuc hanhonis
Quảng cáo
adminQuảng cáo2Shop xì gà Hà Nội
Tin tức Y tế nước ngoài

Thiết bị cấy ghép giúp truyền âm thanh qua xương sọ cho bệnh nhân bị điếc

Thiết bị cấy ghép giúp truyền âm thanh qua xương sọ cho bệnh nhân bị điếc
Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ đại học công nghệ Chalmers (Thụy Điển) đã phát triển thành công một thiết bị cấy ghép giúp truyền âm thanh vào tai trong bằng cách gởi những rung động trực tiếp qua xương sọ thay vì tai giữa. Qua đó, những bệnh nhân bị điếc do các vấn đề liên quan đến tai giữa sẽ có cơ hội lấy lại thính giác của mình.
Thiết bị cấy ghép giúp truyền âm thanh qua xương sọ cho bệnh nhân bị điếc
 
boneconductionimplant. ​


Mới đây, các nhà nghiên cứu đến từ đại học công nghệ Chalmers (Thụy Điển) đã phát triển thành công một thiết bị cấy ghép giúp truyền âm thanh vào tai trong bằng cách gởi những rung động trực tiếp qua xương sọ thay vì tai giữa. Qua đó, những bệnh nhân bị điếc do các vấn đề liên quan đến tai giữa sẽ có cơ hội lấy lại thính giác của mình.

Được phát triển bởi một nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi giáo sư Bo Håkansson, thiết bị cấy ghépBone Conduction Implant (BCI) danh riêng cho "những bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi chứng viêm tai giữa hoặc tai ngoài mãn tính và những ai bị dị tật tai ngoài, ốc thính giác hoặc tai giữa bẩm sinh". Các thiết bị trợ thính thông thường không thể áp dụng cho đối tượng bệnh nhân này bởi chúng được thiết kế để khắc phục những vấn đề của tai trong.
 

boneconductionimplant-2. ​


Thiết bị cấy ghép của Håkansson có kích thước 6 cm chiều dài và được gắn tại khu vực phía sau tai, dưới da, ngay trên bề mặt xương sọ. Thiết bị được kết nối với một bộ xử lý âm thanh bên ngoài có nhiệm vụ thu nhận tiếng động xung quanh. Bộ phận này được đặt trên da, cạnh thiết bị cấy ghép và được giữ cố định nhờ nam châm tích hợp trên cả 2 thiết bị. Âm thanh từ bộ xử lý sẽ được truyền qua da và được thiết bị cấy ghép tiếp nhận nhờ một cuộn cảm ứng. Thiết bị sau đó sử dụng một loa khuếch đại mini để chuyển tiếp những rung động âm thanh vào xương sọ và từ đó âm thanh đi vào tai trong. Các hoạt động của BCI khá giống với những chiếc tai nghe nhạc dùng công nghệ truyền dẫn qua xương (bone conduction), điển hình như AfterShokz Bluez, chỉ khác ở điểm phải cấy thêm một thiết bị tiếp nhận dưới da.

Các thiết bị hỗ trợ thính giác truyền dẫn qua xương trước đây đòi hỏi bệnh nhân phải được bắt một con ốc bằng titan vĩnh viễn, lồi từ sọ ra ngoài da để gắn thiết bị bên ngoài. Do đó, tình trạng viêm nhiễm rất dễ xảy ra và cũng có trường hợp con ốc bị rơi mất. Với BCI, da được giữ nguyên (chỉ bị rạch ra/khâu lại để cấy ghép thiết bị) và bộ xử lý âm thanh bên ngoài có thể tháo rời khi không dùng đến.

Vào tháng trước, BCI đã được cấy ghép thử nghiệm trên một bệnh nhân bị điếc. Mặc dù vậy, Håkansson và nhóm nghiên cứu vẫn đang đợi cho viết mổ cấy ghép trên bệnh nhân lành hẳn trước khi khởi động bộ xử lý. Nếu mọi thứ diễn ra trôi chảy, các thử nghiệm lâm sàn sẽ được tiến hành ngay sau đó và nhóm nghiên cứu hy vọng BCI sẽ được sử dụng rộng rãi trong vòng từ 1 đến 2 năm tới.

Theo: Gizmag

trượt trái
trượt phảiEbooks Nursing
^ Về đầu trang