Đối tác
Updatetap chi suc khoeNghiên cứumediaDiễn đàn NursetabtelemedicineNURSE TVO2 tivisức khỏe cộng đồngĐăng ký thành viêntap chi y hoc thuc hanhonis
Quảng cáo
adminQuảng cáo2Shop xì gà Hà Nội
Điều dưỡng Ngoai Khoa Cơ bản

CÔNG THỨC MÁU

CÔNG THỨC MÁU
CÔNG THỨC MÁU





@ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI


WBC = white blood cell = bạch cầu.
bt: 4.000-10.000 bạch cầu/mm³ .

là số lượng bạch cầu có trong một đơn vị máu. 

Công thức bạch cầu: là tỷ lệ phần trăm các loại bạch cầu trong máu. Cần tính ra số lượng tuyệt đối của mỗi loại (vì có khi tỉ lệ phần trăm giảm nhưng số lượng tuyệt đối lại bình thường nếu tổng số bạch cầu tăng - hay ngược lại). Bao gồm:
NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính
LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho
MONO: MONOCYTE = Mono bào
EOS: EOSINOPHIL = Đa nhân ái toan
BASO: BASOPHIL = Đa nhân ái kiềm.
giá trị:
> 10.000 -> tăng thật sự
< 5.000 -> giảm có thể hồi phục
< 4.000 -> giảm , khả năng hồi phục thấp: có bệnh lý.
tăng: 
- nhiễm trùng, nhiễm độc, viêm
- mất máu nhiều
- sau ăn no, sau hoạt động (vì vậy không nên lấy máu thử lúc này).

-> BC tăng cao trong bệnh Bạch cầu cấp.
giảm: do thuốc, sốt rét, thương hàn, bệnh do virus: viêm phổi không điển hình, thủy đậu, cúm..


NEU: NEUTROPHIL = Đa nhân trung tính
bt: 60 - 66% ( 1.700 - 7.000 / mm3 ).

đặc điểm:
+ là những tế bào trưởng thành ở trong máu tuần hoàn và có một chức năng quan trọng là thực bào, chúng sẽ tấn công và phá hủy các loại vi khuẩn, virus ngay trong máu tuần hoàn khi các sinh vật này vừa xâm nhập cơ thể -> vì vậy tăng trong các trường hợp nhiễm trùng cấp.

+ trong trường hợp nhiễm trùng quá nặng như nhiễm trùng huyết hoặc bệnh nhân suy kiệt, trẻ sơ sinh, lượng bạch cầu này giảm xuống. Nếu giảm quá thấp thì tình trạng bệnh nhân rất nguy hiểm vì sức chống cự vi khuẩn gây bệnh giảm sút nghiêm trọng.

+ Bạch cầu cũng giảm trong những trường hợp nhiễm độc kim loại nặng như chì, arsenic, khi suy tủy, nhiễm một số virus...
giá trị: 
tăng: > 75% ( > 7.000 / mm3 )

giảm: < 50% ( < 1.500/ mm3 ).
tăng:
+ các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính: viêm phổi, viêm túi mật..

+ các quá trình sinh mủ: apxe, nhọt..

+ Nhồi máu cơ tim, Nhồi máu phổi

+ các bệnh gây nghẽn mạch

+ bệnh Hogdkin, bệnh bạch cầu

+ sau bữa ăn, vận động mạnh ( tăng ít - tạm thời ).
giảm: 
+ nhiễm trùng tối cấp

+ các bệnh do virus trong thời kỳ toàn phát: cúm, sởi, thủy đậu..

+ sốt rét

+ các bệnh có lách to gây cường lách, Hogdkin

+ thiếu B12 ác tính ( bệnh Biermer )

+ nhiễm độc thuốc, hóa chất

+ sốc phản vệ

+ giảm sản hay suy tủy xương

+ Bạch cầu cấp, Bạch cầu kinh thể lympho.



LYM: LYMPHOCYTE = Bạch cầu Lympho
bt: 20 - 25% ( 1000 - 4000 / mm3 ).

đặc điểm:
+ là những tế bào có khả năng miễn dịch của cơ thể, chúng có thể trở thành những tế bào "nhớ" sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh và tồn tại lâu dài cho đến khi tiếp xúc lần nữa với cùng tác nhân ấy, khi ấy chúng sẽ gây ra những phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, nhanh và kéo dài hơn so với lần đầu. 

+ Lympho bào tăng trong ung thư máu, nhiễm khuẩn máu, nhiễm lao, nhiễm virus như ho gà, sởi... Giảm trong thương hàn nặng, sốt phát ban...
giá trị:
tăng: > 30% ( > 4.000/ mm3 ).

giảm: < 15% ( < 1.000/ mm3 ).
tăng:
+ Bạch cầu cấp thể lympho

+ Nhiễm khuẩn mạn tính: lao, thấp khớp..

+ các bệnh do virus: sởi, ho gà, viêm gan siêu vi..

+ trong thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn cấp tính.
giảm:
+ một số bệnh nhiễm trùng cấp tính

+ chứng mất bạch cầu hạt, sốc phản vệ..

+ bệnh Hogdkin, nhất là trong giai đoạn sau

+ Bạch cầu cấp (trừ thể lympho)

+ các bệnh tự miễn, tạo keo

+ điều trị thuốc Ức chế miễn dịch, hóa chất trị K..



MONO: MONOCYTE = Mono bào
bt: 2 - 2.5% ( 100 - 1000/ mm3 ).

đặc điểm:

+ là dạng chưa trưởng thành của đại thực bào trong máu vì vậy chưa có khả năng thực bào. 

+ Đại thực bào là những tế bào có vai trò bảo vệ bằng cách thực bào, khả năng này của nó mạnh hơn của bạch cầu đa nhân trung tính. Chúng sẽ phân bố đến các mô của cơ thể, tồn tại tại đó hàng tháng, hàng năm cho đến khi được huy động đi làm các chức năng bảo vệ. 

+ Vì vậy mono bào sẽ tăng trong các bệnh nhiễm khuẩn mãn tính như lao, viêm vòi trứng mãn...
tăng:
+ bệnh do virus: cúm, quai bị, viêm gan

+ thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn: viêm nội tâm mạc bán cấp (Osler), lao..

+ sốt rét

+ bệnh chất tạo keo

+ chứng mất BC hạt do nhiễm độc dị ứng

+ một số bệnh ác tính: K đường tiêu hoá, bệnh Hogdkin, u tuỷ, bạch cầu cấp dòng mono.
-> Mono & Lym cùng tăng:
+ do virus: cúm, quai bị, sởi

+ thương hàn.



EOS: EOSINOPHIL = Đa nhân ái toan
bt: 2 - 11% ( 50 - 500/ mm3 ).

đặc điểm:
+ khả năng thực bào của loại này yếu, nên không đóng vai trò quan trọng trong các bệnh nhiễm khuẩn thông thường. 

+ Bạch cầu này tăng cao trong các trường hợp nhiễm ký sinh trùng, vì bạch cầu này tấn công được ký sinh trùng và giải phóng ra nhiều chất để giết ký sinh trùng. 

+ Ngoài ra bạch cầu này còn tăng cao trong các bệnh lý ngoài da như chàm, mẩn đỏ trên da...
giá trị:
tăng: > 500/ mm3

giảm: < 25/ mm3.
tăng nhẹ & thoáng qua:
+ thời kỳ lui bệnh của một số bệnh nhiễm khuẩn, nhất là sau khi điều trị kháng sinh

+ khi điều trị hồng cầu thiếu máu bằng các tinh chất gan.
tăng cao & liên tục:
+ các bệnh giun sán

+ các trạng thái dị ứng: hen, chàm, mẫn ngứa, bệnh lý huyết thanh, hội chứng Loeffler

+ Leucemie tủy thể bạch cầu đa nhân ái toan, bệnh Hogdkin

+ bệnh chất tạo keo

+ sau thủ thuật cắt bỏ lách

+ sau chiếu tia X.
giảm:
+ suy tủy bị tổn thương hoàn toàn

+ nhiễm khuẩn cấp tính, quá trình sinh mủ cấp tính

+ hội chứng Cushing, trạng thái sốc điều trị bằng Corticoide.



BASO: BASOPHIL = Đa nhân ái kiềm
bt: O.5 - 1% ( 10 - 50/ mm3 ).

đặc điểm: đóng vai trò quan trọng trong một số phản ứng dị ứng.

tăng:
+ bệnh Leucmie mạn tính: càng tăng - tiên lượng càng tốt

+ bệnh tăng hồng cầu Vaquez

+ sau tiêm huyết thanh hay các chất albumin 

+ trong vài trạng thái do thiếu máu tan máu, BC đa nhân ái kiềm tăng 2 - 3%.
giảm:
+ tủy xương bị tổn thương hoàn toàn

+ dị ứng.


RBC = Red Blood Cell = hồng cầu.


bt: 
+ nam: 4.000.000 - 5.800.000/ mm3

+ nữ: 3.900.000 - 5.400.000/ mm3.
đặc điểm: (wiki)
+ là số lượng hồng cầu có trong một đơn vị máu (thường là lít hay mm³).

+ có hình đĩa lõm hai mặt. Đời sống: 120 ngày.

+ có chức năng chính là hô hấp, chuyên chở hemoglobin, qua đó đưa O2 từ phổi đến các mô.

+ Hồng cầu được tạo ra từ các tế bào máu gốc trong tủy xương, đa số hồng cầu bị hủy ở lách.

+ Yếu tố chủ yếu điều hòa sản xuất hồng cầu: mức độ ôxy hóa của cơ thể. Khi giảm lượng ôxy chuyên chở tới các mô cũng kích thích sự tạo hồng cầu. 

+ khi cơ thể bị thiếu máu, tủy xương sẽ tăng sinh hồng cầu. Khi phần lớn tủy xương bị hủy hoại (chẳng hạn do xạ trị ung thư), các phần tủy còn sót lại cũng sẽ tăng dưỡng để bù đắp cho cán cân cung - cầu.

+ Vitamin B12 và axit folic là các chất dinh dưỡng hết sức cần thiết cho sự trưởng thành của hồng cầu. Thiếu vitamin B12 và axit folic gây thiếu ADN hoặc tạo ra các ADN bất thường, ảnh hưởng đến sự trưởng thành của nhân và sự phân chia tế bào.

+ các tủy bào đi vào máu tuần hoàn dưới dạng hồng cầu bất thường với lớp màng mong manh và thường có dạng trứng, to thay vì dạng đĩa lõm hai mặt: chúng vẫn thực hiện được chức năng chở ôxy nhưng với hình dạng và lớp màng như vậy: đời sống 40 - 60 ngày.
giá trị: trung bình 3,5 triệu - 4,5 triệu tế bào; < 3,5 triệu -> thiếu máu.

tăng: 
+ cô đặc máu (mất nước, nôn nhiều, đi ngoài…), đa hồng cầu thực (bệnh Vaquez).

+ bệnh gây rối loạn tuần hoàn tim, phổi ( bệnh tim bẩm sinh, hẹp ĐM phổi, COPD..), thiếu oxy..
giảm: thiếu máu, suy tuỷ, thấp khớp cấp, già, mang thai..


HGB = Hb = Hemoglobin = huyết sắc tố.
bt: 
+ nam: 14 - 16 g/dl, trung bình 15 g/dl

+ nữ: 12,5 - 14,5 g/dl, trung bình 14 g/dl.
đặc điểm:
+ là sự kết hợp của heme và globin. 

+ chứa bốn đơn vị con, mỗi đơn vị kèm theo một nhóm heme. Mỗi nhóm heme chứa một phân tử sắt - đảm nhiệm cho việc gắn kết với oxy.

+ Nồng độ hemoglobin trong bào tương của hồng cầu có thể lên đến 34 g/dL tế bào. Đó là nồng độ tối đa không làm rối loạn chức năng tạo hemoglobin trong hồng cầu. 

+ Ở người khỏe mạnh bình thường, nồng độ hemoglobin trong hồng cầu luôn ở gần mức tối đa này. Tuy nhiên, khi chức năng tạo hemoglobin bị suy yếu, nồng độ này tụt giảm đáng kể, có thể làm thể tích hồng cầu giảm theo.

+ đo trọng lượng sắc tố của hồng cầu.

giá trị: chẩn đoán thiếu máu
+ Nam Hb < 13 g/dl

+ Nữ Hb < 12 g/dl

+ Phụ nữ mang thai & người già Hb < 11 g/dl.
liên quan truyền máu (Viện Huyết học TW):
+ Trên 10 g/dl: thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu. 

+ Từ 8-10 g/dl: thiếu máu vừa, cân nhắc nhu cầu truyền máu. 

+ Từ 6-8 g/dl: thiếu máu nặng, cần truyền máu. 

+ Dưới 6 g/l: cần truyền máu cấp cứu. 

-> < 7g: cần truyền máu/ XHTH.


HCT = Hematocrit = dung tích hồng cầu.
bt: trung bình 40%
+ nam: 42%

+ nữ: 38%.
đặc điểm:
+ là tỉ lệ phần trăm giữa khối hồng cầu & máu toàn phần.

+ đo thể tích của hồng cầu

+ trong một số trường hợp do truyền dịch Hct giảm. Vì vậy, theo trình tự lưu tâm: Hb (vì không tùy thuộc: thể tích nước cơ thể <-> mức độ thiếu nước của BN -> Hct -> RBC.

+ HCT/3 = HGB.

+ có giá trị trong việc đánh giá và theo dõi các tình trạng mất máu cấp: thiếu máu do xuất huyết tiêu hóa, giãn vỡ tĩnh mạch thực quản…do hiện tượng bù trừ của cơ thể máu được huy động từ các cơ quan dự trữ máu như lách, hệ tĩnh mạch sâu… nên giá trị huyết sắc tố thay đổi chậm hơn so với lượng máu đã mất.

+ cần được duy trì ổn định ở mức tối thiểu 25% hoặc ở mức 30% ở những bệnh nhân mắc bệnh tim hoặc phổi bằng truyền khối hồng cầu.
giá trị:

+ > 55%: nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke)

+ giảm: là cơ sở quyết định truyền máu: 
< 20% (25%) đối với người trưởng thành 

< 30% (28%) đối với người già.
tăng: ứ nước trong tế bào, bệnh tăng hồng cầu, shock..

giảm: thiếu máu, xuất huyết cấp..


MCV = Mean corpuscular volume = thể tích trung bình một hồng cầu
bt: 80 - 100 fl ( fl : femtolit, 1 fl = 10 (mũ)-15 lit ).

công thức:

MCV = HCT/ RBC x 10

giá trị:
< 80: nhỏ

> 100: to

> 140: khổng lồ.


MCH = Mean corpuscular hemoglobin = số lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu
bt: 27 - 32 pg ( pg: picogram, 1 pg = 10 (mũ)-12 gram ).

công thức:

MCH = HGB/ RBC
giá trị: 
< 27: nhược sắc

> 32: ưu sắc.


MCHC = Mean corpuscular hemoglobin concentration = nồng độ hemoglobin trung bình trong một hồng cầu.
bt: 32 - 36 g/dL.

công thức:

MCHC = HGB / HCT x 100
giá trị: 
< 32: giảm sắc

32 - 36: đẳng sắc

> 36: tăng sắc.
TÓM LẠI


- Thiếu máu hồng cầu nhỏ, nhược sắc là do bất thường chất lượng tổng hợp huyết sắc tố gây loạn sản hồng cầu.

- Thiếu máu hồng cầu to là do bất thường cung cấp các chất để sản xuất tái tạo hồng cầu.

- Thiếu máu hồng cầu bình thường bình sắc: nếu thiếu máu không hồi phục là do bất thường ở tủy xương. Nếu thiếu máu có hồi phục có thể do mất máu chảy máu ở ngoại vi.




RDW = Red (cell) Distribution width = phân bố hình thái kích thước hồng cầu (khoảng phân bố hồng cầu).
bt: 12 - 15%.

đặc điểm: 
+ đo độ thay đổi của kích thước và hình dạng hồng cầu -> giá trị càng cao kích thước của hồng cầu thay đổi càng nhiều. 

+ là tỷ lệ % độ lệch (SD) so với kích thước trung bình của hồng cầu.
ý nghĩa: (botruong)
-> Chỉ số này càng lớn thể hiện rằng các hồng cầu có kích thước chênh nhau càng lớn gián tiếp cho thấy có cả hồng cầu non và hồng cầu trưởng thành ở máu ngoại vi hoặc có thể toàn hồng cầu trưởng thành nhưng kích thước lại to nhỏ khác nhau (các loại thiếu máu hồng cầu to, nhỏ).
giá trị: dựa vào 2 chỉ số RDW (khoảng phân bố HC) & MCV (thể tích TB 1 HC) để phân biệt giữa: 
+ Thiếu máu thiếu sắt, Thiếu máu do thiếu acid folic, Thiếu máu bất sản tuỷ. (khi LS hướng đến những bệnh này)
-> Nhìn vào RDW. Nếu > 15% do TMTS hoặc do TM thiếu acid folic. Xem tiếp MCV: nếu MCV < 80 -> TMTS, > 100 -> TM thiếu acid folic.
-> RDW bình thường (12 - 15%) & MCV > 100: TM bất sản tuỷ.
* Một chút phân biệt: 
Bất sản là hiện tượng không hình thành đầy đủ một cơ quan. Giảm sản là cơ quan đã hình thành nhưng chỉ có hình dạng và cấu trúc tương tự nhưng không hoàn chỉnh. TM bất sản tuỷ là trường hợp tuỷ xương mất khả năng sản sinh các tế bào máu, nguyên nhân thường do bệnh tự miễn (không rõ NN). TM giảm sản tuỷ là trường hợp TM đẳng sắc đẳng bào, gặp trong Suy thận mạn.

+ β Thalassemia, Bệnh về gan, Thiếu máu do tan máu miễn dịch & Bệnh suy tủy xương. (khi LS hướng đến những bệnh này)
-> Nhìn vào RDW. Nếu giá trị bình thường & MCV > 100: bệnh suy tủy xương.

-> RDW > 15% : có thể TM do tan máu MD, bệnh về gan hoặc β Thalassemia. Xem MCV: nếu MCV < 80 -> β Thalassemia (dù RDW cao hoặc bình thường), nếu MCV > 100 -> TM do tan máu MD, nếu MCV bình thường (80 - 100) -> bệnh về gan.


RET % = % Reticulocyte = HC lưới = HC mạng.
bt: 0,2 - 2%.

đặc điểm:

+ HC lưới (HCL): là HC trẻ vừa trưởng thành từ Nguyên HC ái toan trong quá trình sinh HC, là dạng chuyển tiếp giữa HC non trong tủy xương & HC trưởng thành ở ngoại vi. Hồng cầu lưới là giai đoạn biệt hóa và trưởng thành cuối cùng của hồng cầu trong tủy xương trước khi vào dòng máu tuần hoàn.

+ Nguyên bào hồng cầu tích luỹ dần hemoglobin cho đến khi đủ để thành HCL, HCL mất nhân ( mạng lưới các cấu trúc ưa kiềm ) và đi vào máu thành hồng cầu.

+ Tên gọi hồng cầu lưới là do khi được nhuộm (bằng một số phương pháp nhất định) và quan sát dưới kính hiển vi, người ta thấy một cấu trúc dạng lưới trong bào tương của loại tế bào này. 

+ đời sống: 24 - 48 giờ.

+ xác định tỉ lệ % HC lưới ( % reticulocyte ) cho phép đánh giá trạng thái & khả năng sinh HC của tủy xương -> phản ảnh mức độ sản xuất hồng cầu mau hay chậm, cho biết tủy xương đã đáp ứng ra sao trước sự thiếu máu.

+ Nếu reticulocyte count ( tính ra từ % reticulocyte ) thấp, sẽ cho ta thấy tủy xương bệnh, không sản xuất đủ các hồng cầu; ngược lại, khi trị số này cao, ta biết đang có sự thất thoát hồng cầu quá mức (như chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục...), hoặc đang có hiện tượng tan huyết, hủy hoại hồng cầu bất thường trong cơ thể (vì truyền sai máu, vì dùng thuốc...).

tăng: Hồng cầu lưới tăng cả về số lượng lẫn tỷ lệ phần trăm khi có sự tăng sản xuất hồng cầu chẳng hạn trong hội chứng thiếu máu huyết tán hay trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm.

giảm: suy tuỷ, hóa trị liệu, thiếu máu ác tính..

PLT = platelet = Tiểu cầu.
bt: 150.000 - 400.000/ cm3.

đặc điểm:
+ Tiểu cầu có đời sống 8-12 ngày. Đổi mới sau 4 ngày.

+ là những mảnh vỡ hình đĩa mỏng, không nhân, từ tế bào chất của những tế bào megakaryocyte được tìm thấy trong tủy xương.

+ Bình thường tiểu cầu trôi tự do theo dòng máu. Khi mạch máu bị đứt, những sợi colagen ở dưới lớp biểu mô bị bộc lộ và tiểu cầu sẽ kết dính tụ lại chỗ mạch đứt (do thành mạch mất điện âm không đẩy tiểu cầu nữa). Tiếp đó, những tiểu cầu đang lưu thông sẽ đến kết tụ vào đó và kéo theo sự kết tụ của lớp tiểu cầu thứ 3, thứ 4... cho đến khi hình thành nút tiểu cầu (còn gọi đinh cầm máu Hayem) bịt kín chỗ tổn thương.

+ Suy giảm tiểu cầu về mặt số lượng hoặc chất lượng sẽ gây ra bệnh sinh chảy máu.
giá trị:
+ TC < 100.000: hay có xuất huyết

+ TC < 20.000: xuất huyết nặng -> tử vong.

+ > 500.000/ mm3: tăng.
tăng: 
+ hội chứng tăng sinh tủy, thiếu máu thiếu sắt, sau cắt lách, tăng do phản ứng sau một số bệnh lý: ung thư di căn tủy xương, u thận, u gan…

+ Tăng tiểu cầu giả tạo: do máy đếm nhầm thành TC bởi:
- mảnh hồng cầu vỡ hoặc hồng cầu kích thước quá nhỏ (MCV < 65 fl).

- mẫu máu lẫn bụi bẩn.

- máy nối đất không tốt gây hiện tượng nhiễu nên các xung điện nhỏ sẽ được máy ghi nhận là các tiểu cầu.
giảm: 
+ giảm sản xuất (suy tủy xương, bệnh máu ác tính lấn át, ung thư di căn tủy xương, xuất huyết giảm tiểu cầu miễn dịch/ITP), tăng tiêu thụ (xuất huyết giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu tiêu thụ). 

+ Đa số các trường hợp tăng sử dụng tiểu cầu dẫn đến hoạt hóa tiểu cầu, một số có liên quan đến huyết tắt. Với nhiệm vụ tạo ra vón cục máu (Clot), TC tích tụ phía trên mảng thành một khối cứng bao quanh vành động mạch, gây ra chứng huyết khối (Thrombus), huyết khối tích tụ lâu ngày sẽ dày làm bít đường kính của động mạch và làm tắt nghẽn hoàn toàn. Bao gồm:
. thiếu máu giảm tiểu cầu do hủy tiểu cầu/TTP

. hội chứng tán huyết - tăng urê huyết/HUS

. tiểu hemoglobin cực điểm về đêm/PNH

. đông máu nội mạch lan tỏa/DIC

. giảm tiểu cầu do heparin/HIT.
+ Giảm tiểu cầu giả tạo có thể gặp do:
- tiểu cầu tăng kết dính: lấy máu quá lâu làm hoạt hóa tiểu cầu, lấy mẫu vào ống thủy tinh làm tiểu cầu kết dính do thành ống làm hoạt hóa và kết dính tiểu cầu.

- tiểu cầu tập trung xung quanh bạch cầu…

MPV = Mean platelet volume = Thể tích trung bình tiểu cầu.

* bt: 5-8 fl.



PCT = Plateletcrit = Thể tích khối tiểu cầu.

* bt: 1,6 - 3,6%.

PDW = Platelet distribution width = Dải phân bố kích thước TC.

* bt: 11-15%.


-> Các chỉ số về tiểu cầu: PLT (số lượng), MPV (thể tích trung bình), PCT (thể tích khối), PDW (phân bố kích thước): (yahoo)
+ khi cao hơn bình thường: dễ bị đông máu (tắc mạch)

+ khi thấp hơn bình thường: dễ chảy máu.

trượt trái
trượt phảiEbooks Nursing
^ Về đầu trang