Đối tác
Updatetap chi suc khoeNghiên cứumediaDiễn đàn NursetabtelemedicineNURSE TVO2 tivisức khỏe cộng đồngĐăng ký thành viêntap chi y hoc thuc hanhonis
Quảng cáo
adminQuảng cáo2Shop xì gà Hà Nội
Tư vấn sức khỏe cộng đồng

Chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi

Chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi
Các trường hợp chảy máu mũi có thể cần xử trí ngay khi đang chảy máu, cũng như có thể cần xử trí sau đó để ngăn ngừa những lần chảy máu về sau. Chảy máu mũi có thể là do những va đập, chấn thương ở mũi, làm vỡ các mạch máu rất nhỏ ở đây, hoặc cũng có thể do cảm cúm hay nhiễm trùng làm tróc các lớp vẩy trên niêm mạc mũi. Chảy máu mũi không do chấn thương và xảy ra nhiều lần thường được gọi là chảy máu cam, có thể là dấu hiệu của các tình trạng bất ổn như cao huyết áp, rối loạn đông máu... và cần được xử trí. Chảy máu mũi cũng thường xảy ra ở trẻ em như một hiện tượng khá phổ biến và có thể mất đi khi các em lớn dần.

Chẩn đoán và điều trị chảy máu mũi

Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.

Các trường hợp chảy máu mũi có thể cần xử trí ngay khi đang chảy máu, cũng như có thể cần xử trí sau đó để ngăn ngừa những lần chảy máu về sau. Chảy máu mũi có thể là do những va đập, chấn thương ở mũi, làm vỡ các mạch máu rất nhỏ ở đây, hoặc cũng có thể do cảm cúm hay nhiễm trùng làm tróc các lớp vẩy trên niêm mạc mũi. Chảy máu mũi không do chấn thương và xảy ra nhiều lần thường được gọi là chảy máu cam, có thể là dấu hiệu của các tình trạng bất ổn như cao huyết áp, rối loạn đông máu... và cần được xử trí. Chảy máu mũi cũng thường xảy ra ở trẻ em như một hiện tượng khá phổ biến và có thể mất đi khi các em lớn dần.

Nguyên nhân

Chảy máu mũi thông thường nhất là do các chấn thương, va đập làm vỡ các mạch máu lớn nhưng rất mỏng manh ở vách mũi. Vì thế, chảy máu mũi thường chỉ xảy ra ở 1 trong 2 lỗ mũi.

Chẩn đoán

Thăm khám trực tiếp bằng cách nhìn vào mũi bệnh nhân để cố gắng phát hiện vị trí chảy máu.

Cần chú ý đến lượng máu mà bệnh nhân đã mất đi do chảy máu mũi để có biện pháp đáp ứng kịp thời.

Kiểm tra các yếu tố liên quan như huyết áp, tình trạng rối loạn đông máu...

Tìm hiểu xem bệnh nhân bị chảy máu lần đầu hay đã từng chảy máu nhiều lần, và nếu đã từng chảy máu thì vào những trường hợp nào, thời điểm nào...

Hỏi về các chấn thương trong thời gian gần đây ở vùng đầu, mặt...

Điều trị

Hầu hết các trường hợp chảy máu mũi có thể xử trí tốt bằng biện pháp sơ cứu tức thời như sau: đặt bệnh nhân ngồi ở tư thế cúi người về phía trước và há miệng ra để máu và các cục máu đông không làm nghẽn đường thở, bóp mũi lại ở vị trí ngay dưới sống mũi trong vòng 15 phút, hướng dẫn bệnh nhân chỉ thở bằng miệng, sau đó buông mũi ra từ từ để xem máu đã ngừng chảy hay chưa. Nếu máu vẫn còn chảy thì tiếp tục khoảng 5 phút nữa. Nếu sau đó máu vẫn không ngừng chảy thì phải chuyển ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

Nếu chảy máu mũi xảy ra nhiều lần và có liên quan đến các tác nhân như cao huyết áp, rối loạn đông máu... cần điều trị các bệnh này.

Chảy máu mũi do chấn thương, va đập vào mũi... thường đáp ứng tốt với biện pháp cầm máu như trên. Cần cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại chỗ và tránh mọi sự va chạm vào mũi vừa bị chảy máu. Tuy nhiên, nếu dòng máu vẫn chảy dai dẳng không dừng, bệnh nhân có thể cần được đưa vào bệnh viện để can thiệp bằng phẫu thuật hay đốt điện.

Chảy máu mũi nhiều lần ở trẻ em (chảy máu cam) thường không có biện pháp điều trị, chỉ cố gắng chăm sóc tốt mỗi lần chảy máu. Tình trạng này thường tự mất đi khi các em lớn lên.

trượt trái
trượt phảiEbooks Nursing
^ Về đầu trang